Bài thu hoạch học tập, quán triệt hội nghị lần thứ 6 BCH TW
Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Huy |
Ngày 27/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: bài thu hoạch học tập, quán triệt hội nghị lần thứ 6 BCH TW thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
ĐẢNG BỘ SỞ TƯ PHÁP
CHI BỘ 3
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2013
BÀI THU HOẠCH
Học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương
Họ và tên: HOÀNG VĂN BẨY.
Đơn vị công tác: Phòng kiểm tra văn bản QPPL – Sở Tư pháp.
Sinh hoạt tại Chi, Đảng bộ: Chi bộ 3.
Qua học tập, nghiên cứu Nghị quyết và các kết luận hội nghị Trung ương 6 bao gồm: Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 49-KL/TW về tình hình kinh tế xã hội, tài chính- ngân sách nhà nước năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tài chính- ngân sách nhà nước năm 2013; Kết luận số 50-KL/TW về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Kết luận số 51-KL/TW về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tôi nhận thức sâu sắc những nội dung sau đây:
1. Mục đích của việc ban hành Nghị quyết, các kết luận:
Việc ban hành các Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị quyết 20-NQ/TW và các kết luận số 49-KL/TW; số 50-KL/TW và số 51 KL/TW của BCH TW Đảng khóa XI với mục đích khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua về các lĩnh vực đất đai, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế và xã hội, tài chính và ngân sách. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Về quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết, các kết luận:
2.1. Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khẳng định quan điểm:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể đối với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất, quyết định giá đất, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, trao QSDĐ và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ để sử dụng ổn định lâu dài, hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ và được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký QSDĐ, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đè điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất.
- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích,
CHI BỘ 3
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Hà Giang, ngày 18 tháng 4 năm 2013
BÀI THU HOẠCH
Học tập, quán triệt Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương
Họ và tên: HOÀNG VĂN BẨY.
Đơn vị công tác: Phòng kiểm tra văn bản QPPL – Sở Tư pháp.
Sinh hoạt tại Chi, Đảng bộ: Chi bộ 3.
Qua học tập, nghiên cứu Nghị quyết và các kết luận hội nghị Trung ương 6 bao gồm: Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết số 20-NQ/TW về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Kết luận số 49-KL/TW về tình hình kinh tế xã hội, tài chính- ngân sách nhà nước năm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, tài chính- ngân sách nhà nước năm 2013; Kết luận số 50-KL/TW về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Kết luận số 51-KL/TW về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tôi nhận thức sâu sắc những nội dung sau đây:
1. Mục đích của việc ban hành Nghị quyết, các kết luận:
Việc ban hành các Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị quyết 20-NQ/TW và các kết luận số 49-KL/TW; số 50-KL/TW và số 51 KL/TW của BCH TW Đảng khóa XI với mục đích khắc phục những hạn chế, yếu kém trong thời gian qua về các lĩnh vực đất đai, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, kinh tế và xã hội, tài chính và ngân sách. Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Về quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết, các kết luận:
2.1. Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, khẳng định quan điểm:
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể đối với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất, quyết định giá đất, quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra, trao QSDĐ và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ để sử dụng ổn định lâu dài, hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ và được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký QSDĐ, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đè điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất.
- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lê Huy
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)