BAI THU HOACH

Chia sẻ bởi Đồng Quốc Tú | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: BAI THU HOACH thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH Họ và Tên: Hiện đang công tác tại: Qua 4 năm nghiên cứu, học tập chuyên đề "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân đã nhận thức và rút ra được những vấn đề tâm đắc; tự đánh giá những ưu, khuyết điểm của bản thân và xây dựng cho mình phương hướng rèn luyện trong thời gian tới cụ thể như sau: 1. Về nhận thức: Nắm và rút ra được những nội dung cơ bản, cốt lõi, tâm đắc về "Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu" và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: 1.1.Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết kiệm: trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiết kiệm là vì nước, vì dân, tiết kiệm vì sự nghiệp chung. Tiết kiệm trong tư tưởng Hồ Chí Minh có 3 điểm: - Thứ nhất, tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. - Thứ hai, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, tức là tiết kiệm là chi tiêu hợp lý, dùng vào đúng mục đích. Nếu cần, bao nhiêu cũng chi. - Thứ ba, tiết kiệm là tích cực chứ không phải là tiêu cực. Ba lý do cần phải thực hiện tiết kiệm: - Để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. - Tiết kiệm là một phương thức để tăng thêm tiền vốn xây dựng đất nước. - Tiết kiệm vì mục tiêu phát triển Ba nội dung cần phải tiết kiệm: - Tiết kiệm sức lao động. - Tiết kiệm thì giờ. - Tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. b ) Dẫn chứng cụ thể về tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực hành tiết kiệm: - Đầu tiên là tiết kiệm tiền của Nhà nước: lối sống giản dị của Bác. - Bác luôn tiết kiệm thời gian cho người khác: Câu chuyện Bác đến thăm trường Trần Quốc Tuấn năm 1946, câu chuyện UBND Hà Nội chúc tết Bác,… - Bác luôn yêu cầu mọi người, giáo dục mọi người, dặn dò mọi người cần phải thực hành tiết kiệm: Câu chuyện cái phong bì, chiếc ôtô,… - Bác luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào để động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hành tiết kiệm: Câu chuyện hủ gạo cứu đói, dùng tiền tiết kiệm để tặng bộ đội, không tổ chức điếu phúng linh đình,… Và còn rất nhiều những mẫu chuyện như thế nữa. 1.2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, quan liêu: - Là một cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tốt và cái xấu, cuộc cách mạng này là trong tư tưởng của mỗi người, trong tổ chức thực hiện của toàn xã hội. - Là thực hiện dân chủ trong xã hội, đảm bảo quyền dân chủ của dân, đảm bảo xã hội ta thực sự là xã hội của dân, huy động được nhân dân tham gia. - Là để hoàn thành đầy đủ các kế hoạch, các mục tiêu của cách mạng trong từng thời kỳ. 1.3. Tác phẩm sửa đổi lối làm việc (10/1947): có 6 vấn đề chính - Phê bình và sửa chữa: Hồ Chủ tịch chỉ rõ 3 loại khuyết điểm chính, mới xuất hiện khi thực hiện vai trò lãnh đạo quần chúng nhân dân. Phương thức cơ bản để sửa chữa những khuyết điểm này là phải thông qua học tập, phê bình. - Mấy điều kinh nghiệm: Hồ Chủ tịch nêu lên 6 kinh nghiệm từ thực tế hoạt động, công tác để cán bộ, đảng viên làm tốt công việc của mình. - Tư cách và đạo đức cách mạng: Hồ Chủ tịch nêu rõ những lý tưởng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng ta; trách nhiệm của người đảng viên, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên; phân tích các khuyết điểm, thói tật, căn bệnh cụ thể mà họ thường mắc phải và cách khắc phục chúng. - Vấn đề cán bộ: Hồ Chủ tịch phân tích sâu sắc 5 nội dung cơ bản trong vấn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đồng Quốc Tú
Dung lượng: 86,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)