BAI THI TTV
Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Mai |
Ngày 06/10/2018 |
154
Chia sẻ tài liệu: BAI THI TTV thuộc Phát triển ngôn ngữ
Nội dung tài liệu:
CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ MỌI MẶT CHO TRẺ
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ
CÁCH XỬ TRÍ
KHI TRẺ BỊ ĐUỐI NƯỚC
Thực trạng trẻ em bị đuối nước tại Việt Nam:
+ Năm 2012 cả nước có khoảng 3500 trẻ em chết do đuối nước.
+ Trẻ em chết do đuối nước chỉ xếp sau tai nạn giao thông.
+ Tỷ suất chết do đuối nước ở trẻ em VN cao gấp 10 lần các nước phát triển.
+ Gần 70% trẻ chết đuối, suýt chết đuối là dưới 15 tuổi, độ tuổi có nguy cơ cao đuối nước là từ 5-9 tuổi.
NHỮNG NƠI TRẺ CÓ NGUY CƠ BỊ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM?
Nguyên nhân khách quan
Chum vại, bể nước, giếng nước, chậu đựng nước... không có nắp đậy an toàn.
Sông, hồ, suối, ao... không có biển báo nguy hiểm, rào chắn.
Việc xây dựng, khai thác tràn lan vô ý thức để lại các hố sâu gây nguy hiểm cho trẻ như
hố tôi vôi, hố lấy đất làm gạch, lấy cát, hố lấy nước tưới.
Nhà ở vùng sông nước không có cửa chắn, hang rào quanh nhà.
Cầu bắc qua sông suối không an toàn: Cầu không có lan can, cầu khỉ…
Lũ lụt xảy ra thường xuyên
+ Nguyên nhân chủ quan:
Người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mức độ nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước trẻ em.
Do trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có bản tính hiếu động, tò mò, thích nghịch nước mà không có sự giám sát, trông chừng của gia đình
Không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi.
Chơi gần ao, hồ, sông, rạch… hoặc đi bơi nhưng không có người lớn trông chừng.
Không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) khi đi lại trên ghe, phà, đò…
Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần quan tâm đến công việc sau đây:
+ Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác.
+ Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
+ Nhà gần sông, hồ, ao, giếng nước nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động (chuông) khi trẻ em vào.
+ Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
+ Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
+ Lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
+ Nên có người lớn đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông nên cho trẻ mặc áo phao.
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước:
Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu,
tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách
và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay.
Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách
xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ
thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút
thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước
trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào
hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng
hơn máu).
Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm
gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng
nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị
nạn. Tuy nhiên những đứa trẻ thoát chết sau tai nạn dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý do
các em chưa đủ khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều.
Câu 1: Trẻ nhỏ có thể bị đuối nước trước nguy cơ nào sau đây:
a/ Chơi đùa gần ao hồ, sông, suối.
b/ Thiếu sự giám sát quan tâm của người lớn.
c/ Trẻ không được trang bị kỹ năng nhận biết nơi nguy hiểm.
d/ Tất cả các ý trên.
Câu 2: Khi trẻ bị đuối nước, chúng ta cần làm gì trước tiên?
a/ Sơ cứu.
b/ Tìm mọi cách nhanh chóng đưa trẻ lên khỏi mặt nước.
c/ Gọi cấp cứu.
d/ Hà hơi, thổi ngạt.
Câu 3: Có nên dạy bơi sớm cho trẻ 4 tuổi không?
a/ Có
b/ Không
Tóm lại việc đảm bảo an toàn về mọi mặt cho trẻ mà cụ thể là phòng tránh đuối nước cho trẻ là cần thiết và là một việc làm cần được thực hiện thường xuyên, đồng thời cần tuyên truyền đến mọi người xung quanh lợi ích của việc trang bị các kiến thức phòng và xử trí khi trẻ bị đuối nước.
Một lần nữa xin cám ơn các chị đã dành thời gian để đến chia sẻ những thông tin bổ ích về cách phòng và xử trí khi trẻ bị đuối nước. Xin hẹn gặp lại các chị vào buổi sinh hoạt tháng sau. Cuối cùng xin chúc các chị sức khoẻ và hạnh phúc !
BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ
CÁCH XỬ TRÍ
KHI TRẺ BỊ ĐUỐI NƯỚC
Thực trạng trẻ em bị đuối nước tại Việt Nam:
+ Năm 2012 cả nước có khoảng 3500 trẻ em chết do đuối nước.
+ Trẻ em chết do đuối nước chỉ xếp sau tai nạn giao thông.
+ Tỷ suất chết do đuối nước ở trẻ em VN cao gấp 10 lần các nước phát triển.
+ Gần 70% trẻ chết đuối, suýt chết đuối là dưới 15 tuổi, độ tuổi có nguy cơ cao đuối nước là từ 5-9 tuổi.
NHỮNG NƠI TRẺ CÓ NGUY CƠ BỊ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM?
Nguyên nhân khách quan
Chum vại, bể nước, giếng nước, chậu đựng nước... không có nắp đậy an toàn.
Sông, hồ, suối, ao... không có biển báo nguy hiểm, rào chắn.
Việc xây dựng, khai thác tràn lan vô ý thức để lại các hố sâu gây nguy hiểm cho trẻ như
hố tôi vôi, hố lấy đất làm gạch, lấy cát, hố lấy nước tưới.
Nhà ở vùng sông nước không có cửa chắn, hang rào quanh nhà.
Cầu bắc qua sông suối không an toàn: Cầu không có lan can, cầu khỉ…
Lũ lụt xảy ra thường xuyên
+ Nguyên nhân chủ quan:
Người lớn, trẻ em thiếu ý thức, kiến thức về mức độ nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước trẻ em.
Do trẻ em, nhất là trẻ nhỏ có bản tính hiếu động, tò mò, thích nghịch nước mà không có sự giám sát, trông chừng của gia đình
Không biết bơi, không biết các nguyên tắc an toàn khi bơi.
Chơi gần ao, hồ, sông, rạch… hoặc đi bơi nhưng không có người lớn trông chừng.
Không được trang bị những phương tiện bảo hộ (áo phao, phao cứu hộ) khi đi lại trên ghe, phà, đò…
Đề phòng tai nạn đuối nước các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ cần quan tâm đến công việc sau đây:
+ Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác.
+ Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu có nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
+ Nhà gần sông, hồ, ao, giếng nước nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động (chuông) khi trẻ em vào.
+ Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
+ Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).
+ Lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
+ Nên có người lớn đưa trẻ đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông nên cho trẻ mặc áo phao.
Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Những việc không nên làm trong quá trình cấp cứu đuối nước:
Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu,
tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách
và khả năng hiểu biết cấp cứu ngay.
Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách
xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ
thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút
thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước
trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào
hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng
hơn máu).
Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm
gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng
nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị
nạn. Tuy nhiên những đứa trẻ thoát chết sau tai nạn dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý do
các em chưa đủ khả năng thích ứng với thử thách, trải nghiệm sống chưa nhiều.
Câu 1: Trẻ nhỏ có thể bị đuối nước trước nguy cơ nào sau đây:
a/ Chơi đùa gần ao hồ, sông, suối.
b/ Thiếu sự giám sát quan tâm của người lớn.
c/ Trẻ không được trang bị kỹ năng nhận biết nơi nguy hiểm.
d/ Tất cả các ý trên.
Câu 2: Khi trẻ bị đuối nước, chúng ta cần làm gì trước tiên?
a/ Sơ cứu.
b/ Tìm mọi cách nhanh chóng đưa trẻ lên khỏi mặt nước.
c/ Gọi cấp cứu.
d/ Hà hơi, thổi ngạt.
Câu 3: Có nên dạy bơi sớm cho trẻ 4 tuổi không?
a/ Có
b/ Không
Tóm lại việc đảm bảo an toàn về mọi mặt cho trẻ mà cụ thể là phòng tránh đuối nước cho trẻ là cần thiết và là một việc làm cần được thực hiện thường xuyên, đồng thời cần tuyên truyền đến mọi người xung quanh lợi ích của việc trang bị các kiến thức phòng và xử trí khi trẻ bị đuối nước.
Một lần nữa xin cám ơn các chị đã dành thời gian để đến chia sẻ những thông tin bổ ích về cách phòng và xử trí khi trẻ bị đuối nước. Xin hẹn gặp lại các chị vào buổi sinh hoạt tháng sau. Cuối cùng xin chúc các chị sức khoẻ và hạnh phúc !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Ngọc Mai
Dung lượng: 747,48KB|
Lượt tài: 5
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)