BAI THI TIM HIEU VAN HOA GIAO THONG

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hoa | Ngày 03/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: BAI THI TIM HIEU VAN HOA GIAO THONG thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




PHỒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN KỲ
TRƯỜNG MẦM NON GIAI XUÂN 2
----------( ( (---------







BÀI DỰ THI TÌM HIỂU
“NHÀ TRƯỜNG VỚI VĂN HÓA GIAO THÔNG”

Người dự thi: Phạm Thị Hoa
Sinh ngày: 20/11/1972
Dân tộc: Kinh
Địa chỉ Gmail: [email protected]
Đơn vị công tác : Trường mầm non Giai Xuân 2 - Tân Kỳ











Ngày 30 tháng 05 năm 2012

BÀI THI “NHÀ TRƯỜNG VỚI VĂN HOÁ GIAO THÔNG”
1/ Luận giải một cách khoa học thế nào là “Văn hóa giao thông”. Những tiêu chí cơ bản khi thực hiện văn hóa giao thông đối với học sinh.
 "Văn Hóa Giao Thông" Bạn hiểu như thế nào về nó ?
Ai cũng biết TNGT hiện nay ở nước ta đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên. Giải quyết Tai nạn trên như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Lộ trình ra sao? Vâng quả thực đây là bài toán khó của các cấp quản lý và sự thành công thì  phụ thuộc phần lớn ở ý thức của người tham gia giao thông đặc biệt là lứa tuổi Thanh thiếu niên.
Trên cơ sở các yêu cầu đặt ra nhằm giảm thiếu TNGT ở nước ta Ủy ban ATGT huyện tân kỳ đã xây dựng nội dung cơ bản về VHGT, trong đó xác định: "VHGT được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông" và "coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông".
Lẽ phải, cái đẹp, cái thiện, chuẩn mực đạo đức truyền thống và biểu hiện văn minh hiện đại nói trên thể hiện trước hết ở trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật...
Giao thông đường bộ đã có từ lâu nhưng trên thực tế dường như vẫn tồn tại một thứ “luật” bất thành văn là: khi xảy ra tai nạn thì người đi ôtô thì phải đền người đi xe máy; người đi xe máy đền người đi xe đạp; và người đi xe đạp thì đền người đi bộ. Sự đúng sai theo Luật Giao thông do Nhà nước ban hành chỉ là “tình tiết” tăng nặng hay giảm nhẹ mức đền bù mà thôi. 
Việc thiếu ý thức tôn trọng pháp luật giao thông như vậy đã dẫn đến nhiều ứng xử giao thông mà một số người vẫn đùa đó là một hành vi kiểu “made in Vietnam”. Khi đã không coi trọng pháp luật giao thông thì người ta cũng chẳng để ý đến cái gọi là “văn hoá giao thông”. Không cần biết đến những người khác cùng tham gia giao thông với mình, nhiều người cứ triệt để nguyên tắc “mạnh ai nấy đi”. Đối với thế hệ thanh niên hiện nay, tình trạng đó còn đáng báo động hơn. Ở tất cả mọi nơi từ Thị trấn đến nông thôn, đến miền núi những câu chuyện đau thương về tai nạn giao thông của lứa tuổi Thanh thiếu niên vẫn đang hàng ngày diễn ra để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Ai trong chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng giữa pháp luật giao thông và “văn hoá giao thông” có mối quan hệ khá khăng khít. Những hành vi, ứng xử “đẹp”, có văn hoá khi tham gia giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật giao thông. Mặt khác, ý thức về lối sống văn hoá, tôn trọng người cùng tham gia giao thông sẽ là động cơ tốt thúc đẩy mọi người tìm hiểu và chấp hành luật giao thông. Nên chăng, cả hai ý thức này đều cần được song song nhấn mạnh trong những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông.
Vai trò của nhà trường, của Đoàn thanh niên trong việc Giáo dục cho đoàn viên học sinh hiểu và chấp hành đúng luật giao thông, thực hiện tốt Văn hoá giao thông là vấn đề mang tính cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Vấn đề có ý nghĩa then chốt để xây dựng Văn hoá giao thông là làm chuyển biến nhận thức của học sinh về an toàn giao thông, để làm được điều đó  nhà trường và ngành giáo dục phải vào cuộc tích cực, quyết liệt hơn nữa. Bởi đây là môi trường rất thuận lợi giúp cho học sinh có thể thu nhận được những kiến thức cần thiết về pháp luật nói chung, và vấn đề an toàn giao thông nói riêng. Cần có chương trình giáo dục về an toàn giao thông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)