Bài thi GVG huyện

Chia sẻ bởi Vi Thị Liêm | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: bài thi GVG huyện thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Ngày 07 tháng 02 năm 2012
TUẦN 24
Chương V

ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

Tiết 46 Bài 22

SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
(THẾ KỶ XVI - XVIII )

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Biết được tình hình triều đình nhà Lê
- Biết được nguyên nhân, trình bày được diễn biến, kết quả các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài trên lược đồ.
2. Tư tưởng
- Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân
3. Kỹ năng
- Rèn luyện cách đánh giá sự kiện, cách chỉ lược đồ
II. Chuẩn bị
- GV: Lược đồ trống, bảng phụ.
- HS: Nội dung bài học
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy nêu khái quát tình hình thời Lê thế kỷ XV.
2. Bài mới
Thế kỷ XV, Triều đại Lê sơ đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự. Bước sang thế kỷ XVI, triều đại nhà Lê còn giữ được sự phát triển cực thịnh đó hay không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

I. Tình hình chính trị- xã hội

Hoạt động dạy
Hoạt động học

GV: y/c HS đọc bài

? Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê đầu thế kỷ XVI.

Gv: chiếu một số hình ảnh minh họa








GV trình bày thêm: Uy Mục được một sứ giả nhà Minh gọi là “Vua quỷ” Uy Mục bị giết, Tương Dực lên thay (1509-1516) lại lún sâu vào con đường truỵ lạc. Việc làm hao người tốn của nhất của ông vua này là xây dựng nhiều công trình quá sức chịu đựng của dân như Đại điện 100 gian, Cửa trùng đài 9 tầng, là tên vua hoang dâm vô độ -> “Vua lợn”
? Em có nhận xét gì về các vua cuối triều Lê so với các vua đầu triều Lê.




? Theo em người đứng đầu quốc gia như vua Uy Mục, vua Tương dực thì xã hội sẽ như thế nào?

GV: Chuẩn kiến thức trên bảng


Liên hệ thực tế giáo dục hs
Vậy, giờ đây, các em được sống trong hòa bình. Các em là chủ nhân tương lai của đất nước, phải cố gắng chăm ngoan học giỏi, góp phần quê hương giàu đẹp. Các em có đồng ý không?

GV: chuyển ý: Đường Thái Tổ (Lý Thế Dân) có câu nói nổi tiếng: Vua ví như thuyền, dân chúng ví như nước. Nước đẩy thuyền đi, nhưng nước cũng có thể lật đổ thuyền.

GV cho HS đọc nội dung mục 2 SGK
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI.




? Với tình hình trên sẽ dẫn đến hậu quả gì.



GV: y/c HS đọc đoạn in nhỏ-> chạy vào Thanh Hóa.
GV: phát phiếu

GV: bảng phụ
? Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỷ XVI.

1. Triều đình nhà Lê

- Đầu TK XVI: Nhà Lê bắt đầu suy thoái.
+ Từ đầu thế kỷ XVI, Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện tốn kém.
+ Nội bộ triều Lê “chia bè kéo cánh” tranh giành quyền lực. Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền hành, giết hại công thần nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây bè phái, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.










-> Kém về năng lực và nhân cách. Lê Thánh Tông có công xây dựng chính quyền và đất nước, các vua Uy Mục, Tương Dực đẩy chính quyền đất nước vào thế suy vong.


-> xã hội suy vong


- Đầu TK XVI, nhà Lê suy yếu: vua quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lực-> xã hội suy vong.









2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI

a. Nguyên nhân
- Lợi dụng triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy hết”, “dùng của như bùn đất…, coi dân như cỏ rác”.
- Đời sống nhân dân lâm vào cảnh khốn cùng.
- Xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn:
+ nông dân >< địa chủ,
+ nhân dân >< nhà nước phong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vi Thị Liêm
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)