Bai thi 1000 nam thang long ha noi- Thi Trung uong.

Chia sẻ bởi Nguyễn Huu Nam | Ngày 10/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: bai thi 1000 nam thang long ha noi- Thi Trung uong. thuộc Lịch sử 5

Nội dung tài liệu:


đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh
Trường th đông phong – yên phong – bắc ninh







Họ và tên: Nguyễn Hữu Nam
Tuổi : 37 - Giới tính : Nam
Nghề nghiệp : Giáo viên
Nơi công tác : Trường TH Đông Phong
Yên Phong-Bắc Ninh
Điện thoại: 0984517886

Bài dự thi tìm hiểu
"Thăng long – hà nội nghìn năm văn hiến và anh hùng"
**********&**********
Phần I: 12 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định những lợi thế nào của đất Thăng Long?
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài.
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Thăng Long - Hà Nội: "Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương "
Trong chiếu dời đô hơn 200 từ Hán Việt đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, thể thiện tầm nghĩ, tầm nhìn vừa sâu, vừa xa, vượt thời đại của một vị vua Đại Việt thông minh gần một nghìn năm về trước khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh trường kỳ cho sơn hà xã tắc và muôn đời con cháu mai sau.
Một đoạn văn trong chiếu dời đô nói rằng: “Ở trung tâm bờ cõi đất nước được cái thế “Rồng cuộn hổ ngồi”, vị trí ở giữa bốn phương đông, tây nam bắc, ở đó địa thế rộng mà bằng phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ sở vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta - chỗ ấy là hơn cả, thật là chỗ hội hợp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời”.
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư lên Thăng Long, bắt đầu khởi công xây dựng hoàng thành. Vào giai đoạn hưng thịnh của nhà Lý, kinh đô Thăng Long đã thực sự trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa lớn nhất và tiêu biểu cho cả nước. Kỷ nguyên văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc ta cũng được mở ra từ đây.


Chùa một cột

Việc từ Hoa Lư lên Thăng Long đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Nhà Vua Lý Thái Tổ trong việc xác định xây dựng trung tâm nước Việt.
Thăng Long Thế đất ”Rồng cuộn Hổ ngồi”
1.000 năm trước, ngày Quý Sửu, tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Điện tiền chỉ huy sứ triều Lê - Lý Công Uẩn lên ngôi mở đầu thời hưng thịnh Đại Việt. Giữa năm sau (Canh Tuất 1010), sau chuyến xa giá về quê bái Tổ ở châu Cổ Pháp (Tiên Sơn, Bắc Ninh nay), Thái Tổ Lý Công Uẩn tự tay viết Chiếu dời đô, chọn đất Đại La làm "nơi thượng đô của kinh sư muôn đời".
Đất ấy "ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam - Bắc - Tây - Đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh... thực là chỗ tụ hội của bốn phương...". Bước ngoặt của Đại Việt - thiên đô, được vị vua chí lớn và uyên bác quyết đoán sáng suốt với một tầm nhìn chiến lược cả về địa - chính trị, lẫn về phong thủy.


Dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần ở hố D4 - D6 (khu D).


Con mắt địa - chính trị của vua nhận ra một Đại La là trung tâm của châu thổ sông Hồng rộng lớn và màu mỡ, dân đông, giỏi nông tang và bách nghệ, cùng là vật thịnh bậc nhất Đại Việt đương thời; lại là đất văn hiến lâu đời do tiếp nhận và cải biến hai nền văn minh Hán học và Phật học vào thời ấy. Đất ấy cũng là đầu mối cả các con đường bộ Bắc - Nam, Đông - Tây, nhất là đường thủy vì nằm bên con sông lớn nhất trăm sông trong miền chia nước: sông Cái - sông Hồng. Sông Cái lại như con hào tự nhiên mênh mang che chở mạn Bắc thành lũy, khi có nạn giặc ngoài. Rõ là thế đất đế đô của thời mở mang, hưng thịnh dài lâu, khác xa kinh đô Hoa Lư thế hiểm, nặng về lui giữ của thời mới gây nền tự chủ Đinh - Lê.
Còn như phong thủy của Đại La, mà từ mùa thu 1010 được Lý Thái Tổ đặt tên mới: Thăng Long, thì trong văn Chiếu,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huu Nam
Dung lượng: 3,46MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)