Bai tham luan trong Đại hôi
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Huế |
Ngày 02/05/2019 |
24
Chia sẻ tài liệu: bai tham luan trong Đại hôi thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NĂM HỌC 2010 - 2011
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU, QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ HỘI NGHỊ !
NĂM HỌC 2010 - 2011
PHÒNG GD&ĐT BẢO LỘC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Phan Chu Trinh Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Bài tham luận hưởng ứng chủ đề năm học "Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục"
BÀI THAM LUẬN “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH HIỆN NAY”
Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay còn đặt ra nhiều vấn đề cần có sự thực hiện đồng bộ của ngành giáo dục và cộng đồng xã hội.Ðổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn. Ðổi mới phương pháp dạy học (gồm phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập) là kế thừa có chọn lọc các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến như Internet, phần mềm, công cụ hỗ trợ, phòng học bộ môn.,Để lồng ghép các nội dung: gd gts , kns, học tập làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, BVMT… vào tiết học, mà tiết học không nặng nề thêm, đòi hỏi giáo viên phải sử dung các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.. Ở nước ta, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được triển khai từ lâu với nhiều hình thức, quy mô khác nhau, góp phần phát huy được truyền thống hiếu học trong nhà trường.
Trong điều kiện đất nước hiện nay với sự bùng nổ thông tin và nhiều hạn chế trong cách giáo dục con người trong thời kì mới đã làm cho một bộ phận học sinh có những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức , có hành vi thái độ ứng xử không đúng .. tức là thiếu kĩ năng sống. Để đưa các hành vi của học sinh trở về đứng với chuẩn mực xã hội thì đòi hỏi giáo viên nói chung, giáo viên dạy GDCD nói riêng phải không ngừng đổi mới PPDH, tích cực sử dụng các phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực trong các tiết dạy. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện với việc người dạy đóng vai trò chủ đạo tổ chức quá trình học tập, thúc đẩy phát huy vai trò tích cực của người học một cách hợp quy luật. Giáo viên làm chủ lớp học, thiết lập bầu không khí thân thiện, tích cực chủ động giải quyết mọi tình huống bất thường, bảo đảm yêu cầu sư phạm. Người học được giáo dục để tự thân vận động đạt trạng thái hứng thú, chủ động, tích cực tiếp nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng đạt kết quả tốt nhất.
Trong quá trình dạy và học, cả thầy và trò đều sử dụng sách giáo khoa và thiết bị học tập một cách sinh động, hợp lý và có hiệu quả nhất. Giáo viên truyền đạt được nội dung kiến thức học tập cho học sinh thông qua hệ thống sách giáo khoa, sách tham khảo, phương tiện hỗ trợ, phòng học bộ môn, giáo cụ trực quan... theo nhu cầu tìm hiểu kiến thức, kỹ năng và những vấn đề học sinh quan tâm, phù hợp với chương trình. Học sinh trong quá trình học tập, nhận thức những điều đã học là cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng dạy học thụ động, nặng đối phó với thi cử. Nhiều giáo viên sử dụng kém hiệu quả, lạm dụng trực quan và máy móc trong giảng dạy. Hiện tượng đọc chép và nhìn chép vẫn còn phổ biến, thậm chí nhiều giáo viên còn chưa nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, ít chuẩn bị học liệu, sưu tầm tư liệu phục vụ việc dạy học
Mặt khác đa số giáo viên dạy GDCD là dạy chéo ban. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn GDCD không thể là một sớm, một chiều và cũng không thể chỉ một vài cá nhân hoặc một vài nơi triển khai, mà cần có sự đồng bộ và ý thức trách nhiệm của từng thầy cô giáo, nhà trường, địa phương và ngành giáo dục.Vậy cần phải làm gì để dạy học GDCD có hiệu quả, đạt mục tiêu theo yêu cầu mới: cụ thể .tôi xin đề xuất một vài ý kiến sau đây:
Ðối với giáo viên: phải biết được nguyên tắc đổi mới phương pháp và nguyên tắc hướng tới học sinh tự học. Ðồng thời, trong hoạt động nghiệp vụ phải nắm bắt được những điển hình về đổi mới phương pháp dạy học. Với mỗi bộ môn, phải có giáo viên đầu đàn trong đổi mới phương pháp, tổ chức dự giờ và đánh giá tập thể về đổi mới phương pháp dạy học.+Tổ chức lấy ý kiến thực tế học sinh về giáo viên trong trường để có những điều chỉnh kịp thời
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo hứng thú, say mê cho người học ngươì giáo viên phải chú ý “Đổi mới phương pháp giảng dạy”.Thưc chất là viêc lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cưc chủ động sáng tạo, tự học và hiểu bài qua sự hướng dẫn của GV +Để làm tốt công tác dạy học bản thân người GV phải không ngừng tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm và nâng cao phẩm chất đạo đức thưc hiện mội thầy cô giáo là một tấm gương sáng về lao động học tập.
Nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới PPDH.+Nắm chắc điều kiện của trường để có thể khai thác giúp bản thân đổi mới PPDH (cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo...)+Biết và tranh thủ được những ai có thể giúp đỡ mình trong việc đổi mới PPDH (đồng nghiệp, lãnh đạo tổ chuyên môn, lãnh đạo trường có tay nghề cao).+Biết cách tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét xây dựng của học sinh về PPDH và giáo dục của mình; kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ty hoặc chủ quan thỏa mãn.+Hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập; tự giác, hứng thú học tập
.+ Trước hết về phẩm chất, đạo đức, tác phong lối sống, tinh thần, ý thức làm việc thực sự tự giác, đam mê với nghề, yêu quý học sinh, luôn trăn trở để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
-Với tổ chuyên môn:+ Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.+ Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. (Vì hiện nay GV phải tự đào tạo chuyên môn mình được dạy….)
-Về công tác kiểm tra đánh giá kết qủa học tập:Từ trước đến nay, giáo viên thường thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn học của học sinh qua kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết. Tuy nhiên, một số giáo viên chưa có sự sáng tạo trong việc thực hiện các hình thức kiểm tra này. Cụ thể như, kiểm tra miệng còn thực hiện máy móc, nội dung kiểm tra chủ yếu nhắc lại các kiến thức của bài cũ. Cũng chính vì điều này, học sinh có thói quen học bài thuộc lòng. Còn kiểm tra 15 phút thực tế giáo viên thường sử dụng với mục đích chính là thực hiện theo quy định của kế hoạch dạy học để lấy cho đủ số điểm quy định, nên tác dụng đích thực của loại bài này chưa phát huy đầy đủ.
. Ở dạng bài kiểm tra 1 tiết cũng vậy, tuy được thực hiện khá đầy đủ và có ý thức trách nhiệm, nhưng nội dung kiểm tra không bảo đảm được số lượng và chất lượng. Về nội dung, gần đây giáo viên đã quan tâm đánh giá kỹ năng, nhưng chưa thường xuyên. Giáo viên thường chỉ kiểm tra một vài nội dung cho là quan trọng, học sinh có thể đoán, sau đó học tủ, học vẹt...Nên trong các phần kiểm tra cần hạn chế phần câu hỏi tái hiện kiến thức, chú trong nhiều hơn đến các câu hỏi vận dụng.
* Giải pháp tôi đưa ra để khăc phục như sau:+ Đối với kiểm tra miệng, chúng ta không nhất thiết phải kiểm tra đầu mỗi tiết học. Vì như thế vừa mất thời quan, vừa mang tính công thức thủ tục và đặt học sinh vào tình thế căng thẳng, bắt buộc học để đối phó. Thay vào đó, giáo viên có thể linh hoạt về thời gian và hình thức kiểm tra. Cụ thể như, trong quá trình giảng bài mới, khi cần liên hệ đến kiến thức của bài học các tiết trước, giáo viên nêu câu hỏi, sau đó gọi học sinh phát biểu, giáo viên nhận xét và cho điểm. Nội dung kiểm tra, không chỉ kiểm tra bài tiết học trước, mà giáo viên có thể kết hợp vừa kiểm tra bài cũ, vừa kiểm tra phần chuẩn bị bài mới.
Trong quá trình dạy, có những câu hỏi cần học sinh tư duy trả lời, nếu các em trả lời đúng, giáo viên vẫn cho điểm.+ Kiểm tra 15 phút, vừa kiểm tra nội dung vừa kết hợp thực hành, vận dụng vào bài đã học.
Trên đây là một số ý kiến tham luận của tôi nhằm đổi mới phương pháp dạy và học, thực hiện chủ đề năm học một cách tốt nhất. Rất mong được quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng chia sẻ để bài tham luận được hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn hội nghị đã lắng nghe ! Xin chúc quý vị sức khỏe hạnh phúc! Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!
NĂM HỌC 2010 - 2011
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU, QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ DỰ HỘI NGHỊ !
NĂM HỌC 2010 - 2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Huế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)