Bài tham luận môn địa lý

Chia sẻ bởi Ngô Huy Bình | Ngày 02/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: bài tham luận môn địa lý thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo Dục Đào Tạo Đồng Tháp.
Phòng Giáo Dục Thành Phố Cao Lãnh.
Người thực hiện: Trương Thị Thanh.
Trường THCS Kim Hồng.


THAM LUẬN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BỘ MÔN ĐỊA LÝ CẤP THCS.


Để dạy tốt môn địa lý cần thực hiện tốt các bước sau;
1/ Sách giáo khoa:
- Khi biên soạn phải chuẩn và đầy đủ về nội dung kiến thức.
- Khi tái bản phải bổ sung số liệu: Dân số, số liệu về kinh tế.
- Hình ảnh minh họa phải phù hợp với nội dung bài học.
Ví dụ:
Bài 6-địa lý 7: Môi trường nhiệt đới, hình 6.3 và 6.4 minh họa không phù hợp.
+ Hình 6.3: Gần xích đạo nhưng khô héo.
+ Hình 6.4: Xa xích đạo nhưng xanh tốt.
Bài 39-địa lý 9:Hình 39.2 ghi quần đảo Hà Tiên, nhưng thực tế ở địa phương gọi là quần đảo Hải Tặc.
( Gây khó khăn cho giáo viên khi lên lớp không biết giải thích với học sinh như thế nào- kéo dài nhiều năm nhưng không chỉnh sửa).
2/ Cơ sở vật chất:
a/ Cơ sở vật chất truyền thống:
- Giáo cụ trực quan: Các loại bản đồ phải đủ số lượng, nội dung phù hợp với bài dạy.
- Cần sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, tổ bộ môn.
- Cán bộ thiết bị phải tận tụy và yêu nghề.
b/ Cơ sở vật chất hiện đại:
Đối với trường có trang bị phòng máy dạy giáo án điện tử, đó là điều kiện tốt để giảng dạy môn địa lý nhưng cần lưu ý:
Người dạy phải biết sử dụng thành thạo các thao tác máy vi tính, chương trình PowerPoint, Internet- cung cấp thông tin cho bộ môn.
Một trường cần trang bị nhiều phòng máy, đáp ứng nhu cầu dạy và học ( vì nhiều bộ môn ).
Phòng máy cần thông thoáng, để đảm bảo sức khỏe cho học sinh và giáo viên.
3/ Giáo viên:
Do đặc thù của bộ môn địa lý mang nặng tính khoa học, tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội… giáo viên cần nắm thông tin trên báo, đài, đặc biệt là Internet cung cấp kiến thức phong phú cho bài học.
Thái độ khi lên lớp: Hài hòa cởi mở, gần gũi với học sinh tạo cảm giác thân thiện, để khai thác kiến thức từ học sinh, tạo hiệu quả cao nhất của tiết học.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tùy nội dung bài học mà phát huy tính tích cực của học sinh,hoặc người thầy làm chủ đạo.
Giảng dạy theo hướng “ chuẩn kiến thức, kỹ năng”, môn địa lý THCS theo qui định của bộ Giáo Dục Đào Tạo.
4/ Học sinh:
Nhiệm vụ của học sinh chuẩn bị bài: Thuộc bài, làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Phải đọc sách giáo khoa.
Nghiên cứu trên Internet những thông tin cần thiết cung cấp cho bộ môn.




Phòng GD & ĐT Châu Thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Trường THCS An Nhơn Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------- --------------------------------

BÀI THAM LUẬN
Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học
Môn: Địa lý
I. Mục đích, ý nghĩa của kiểm tra đánh giá:
1.Mục đích:
- Làm rõ mức độ hoàn thành mục tiêu dạy học , phát hiện nguyên nhân, điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Công khai hoá việc nhận định về năng lực và kết quả học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá và phấn đấu vươn lên trong học tập.
- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm manh, điểm yếu, tự diều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
2. Ý nghĩa:
+ Đối với GV:
Nắm được sự phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp. Từ đó có biện pháp giúp đỡ các em học yếu và bồi dưỡng các em khá,giỏi
Có cơ sở thực tế tự điều chỉnh hoạt động dạy học của mình.
+ Đối với học sinh:
Biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương trình
Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
Phát triển kỉ năng tự đánh giá.
+ Đối với CBQLGD:
Giúp CBQLGD nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở cơ sở để có sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng
+ Giúp cha mẹ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Huy Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)