Bai tham luan cua Bui Thi Xuan Mai

Chia sẻ bởi Bùi Thị Xuân Mai | Ngày 23/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bai tham luan cua Bui Thi Xuan Mai thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH:
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN SINH HỌC
Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Năm học 2010-2011 là năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, đòi hỏi người thầy phải luôn tìm tòi các phương pháp giảng dạy khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo đủ điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
- Xuất phát từ tâm lí học tập, việc tiếp nhận các thông tin chủ yếu nhờ vào hai giác quan: nghe và thấy thì chưa đủ mà còn phải biết tư duy sáng tạo , song nếu kết hợp cả các yếu tố nêu trên tác dụng tăng lên đáng kể. Điều đó nói lên sự đòi hỏi phải áp dụng các phương pháp dạy học có tư duy vào bài giảng, giáo viên nói đến đâu, minh hoạ bằng sơ đồ đến đó thì tất cả học sinh tham dự các em cũng hiểu một cách cụ thể và rõ ràng hơn.
Nhìn chung có rất nhiều phương pháp dạy học đổi mới , tuy nhiên tùy theo nội dung chương trình mà áp dụng phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Thông thường trong giảng dạy sinh học đặc biệt là các phần: giới thiệu chương, củng cố kiến thức bài học, ôn tập củng cố kiến thức,… được sử dụng phương pháp sơ đồ hóa bằng vận dụng bản đồ tư duy (BĐTD). Phương pháp này có ưu thế giúp học sinh nhanh chóng thực hiện các thao tác và quá trình phân tích tổng hợp để lĩnh hội tri thức mới. Sử dụng BĐTD giúp cho học sinh học tập sáng tạo hơn, tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ của học sinh, động não về một vấn đề phức tạp nào đó, … Do đó ta phải tìm cách kích thích não phát triển tốt nhất, việc trình bày vấn đề theo sơ đồ, biểu đồ bao giờ cũng gây hứng thú. Trong các hình thức ấy, sơ đồ mà tác giả EDRAW MAX đưa ra được đánh giá cao nhất và chính là giải pháp góp phần nâng cao chất lượng bộ môn,
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Cơ sở lí luận:
- Theo tiến sĩ Trần Đình Châu của (Bộ giáo dục và đào tạo) và Tiến sĩ Đặng Thu Thủy (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) đã khẳng định bản đồ tư duy là một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện.
- Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật minh họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não, vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương.
- Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.
- Việc ĐMPP bằng cách vận dụng BDTD vào giảng dạy nhằm đạt được các mục tiêu sau:
+ Giúp học sinh học được phương pháp học: Việc rèn phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu day học
+ Giúp học sinh học học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự nghĩ ra, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình.
+ Giúp học sinh học ghi chép có hiệu quả hơn
+ Giúp học sinh vẽ được lược đồ tư duy bằng tư duy của mình
Cơ sở thực tiễn:
2.1/ Thực trạng:
- Ngay sau khi dự lớp tập huấn sử dụng “Bản đồ tư duy” vào dạy học do Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh tổ chức. Ban giám hiệu trường THCS An Thành đã tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên học tập và thực hành sử dụng “bản đồ tư duy”.
- Với cách truyền thụ kiến thức chính xác, cách giải thích tường tận dễ hiểu có kết hợp sử dụng CNTT của cán bộ tập huấn, tất cả cán bộ giáo viên đã nhanh chóng nắm bắt cơ bản việc sử dung “Bản đồ tư duy” vào công việc của minh, đồng thời vận dụng sáng tạo vào bài thực hành cụ thể. Điều đáng ghi nhận là: Từ một vấn đề khi mới nghe còn chung chung, trừu tượng, sau khi đã học tập, mỗi giáo viên đều cảm thấy cái hay, cái thiết thực của vấn đề. Đến lượt mình, mỗi học viên - cán bộ giáo viên lại trở thành người hướng dẫn trực tiếp cho học sinh toàn trường sử dụng “Bản đồ tư duy” vào việc học tập của mình. Với việc học tập và sử dụng “Bản đồ tư duy”, tính sáng tạo trong giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh được phát huy tối đa. Bài học, bài giảng của giáo viên và học sinh như được “thức dậy” những tiềm năng mà bấy lâu đang “ngủ yên” chưa được “gõ cửa”.
2.2/ Nhận định chung:
Học sinh đạt điểm trung bình: 213/ 225 HS (tỉ lệ 94,7%) hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, so với đầu năm đăng kí (tỉ lệ 90%).
+ Học sinh giỏi bộ môn:
Giỏi bộ môn: 90/ 225 HS, tỉ lệ 40%
Vòng huyện: 1 giải nhất, 3 giải ba, 3 giải khuyến khích
Vòng tỉnh: 1 giải nhì, 4 giải ba, 1 giải khuyến khích
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Xuân Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)