BAI TAP VE CONG LUC DIEN

Chia sẻ bởi Thanh Tam | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: BAI TAP VE CONG LUC DIEN thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN
A = q*E*d
q: gtrị của điện tích.
E: cường độ điện trường của điện trường đều
d: hìng chiếu của khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của quỹ đạo lên 1 đường sức.
d < 0 nếu ngược chiều dường sức
d > 0 nếu cùng chiều đường sức
ĐIỆN THẾ TẠI 1 ĐIỂM TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
V = A / q
HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA 2 ĐIỂM TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
U(MN) = V(M) – V(N)
MỐI LIÊN HỆ GIỮA U VÀ E
U = E*d
d: khoảng cách đại số giữa 2 điểm nằm trên cùng 1 đường sức.

BÀI TẬP VỀ CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN-ĐIỆN THẾ-HIỆU ĐIỆN THẾ
Bài 1: Một electron bay dọc theo đường sức của điện trường đều với tốc độ ban đầu v0 = 106 m/s và đi được quãng đường d = 20 cm thì dừng lại. Tìm độ lớn của cường độ điện trường E.
Bài 2: Một proton được bắn vào trong một điện trường đều theo hướng ngược chiều đường sức với tốc độ ban đầu 106 m/s. Khối lượng proton là 1,673.10-27 kg, cường độ điện trường của điện trường đều có độ lớn E=104V/m. Tính quãng đường proton đi được cho đến khi dừng lại
Bài 3: Dưới tác dụng của lực điện, một electron bắt đầu chuyển động ngược chiều đường sức của một điện trường đều với tốc độ ban đầu bằng không. Cường độ điện trường E=103V/m.
a. Tính tốc độ electron đạt được khi đi được quãng đường 10 cm.
b. Tính quãng đường electron dịch chuyển trong điện trường đều để đạt được tốc độ 2.107m/s
Bài 4: Dưới tác dụng của lực điện, một electron bắt đầu chuyển động ngược chiều đường sức của một điện trường đều với tốc độ ban đầu bằng không. Cường độ điện trường E=2.103V/m.
a. Tính tốc độ electron đạt được khi đi được quãng đường 5 cm.
b. Tính quãng đường electron dịch chuyển trong điện trường đều để đạt được tốc độ 4.107 m/s
Bài 5: Cho tam giác ABC có các cạnh lần lượt là AB=9 cm, AC=12 cm, BC=15 cm, đặt trong một điện trường đều sao cho các đường sức điện song song với BC và có chiều từ B đến C. Một electron chuyển động dọc theo các cạnh của tam giác từ A, đến B, đến C rồi đến A. Cường độ điện trường của điện trường đều có độ lớn E=103V/m. Tính công của điện trường thực hiện trên mỗi quãng đường AB, BC, CA
Bài 6: Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho  song song với CA. Cho AB AC và AB = 6 cm, AC = 8 cm.
a. Tính cường độ điện trường E, UAB và UBC Biết UCD= 100V (D là trung điểm của AC).
b. Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ B đến C; từ B đến D.
Bài 7: Một electron ở trong một điện trường đều thu gia tốc a = 1012 m/s2. Hãy tìm:
a. Độ lớn của cường độ điện trường.
b. Vận tốc của electron sau khi chuyển động được 1µs. Cho vận tốc ban đầu bằng 0.
c. Công của lực điện trường thực hiện được trong sự dịch chuyển đó.
d. Hiệu điện thế giữa điểm đầu và điểm cuối của đường đi trên.
Bài 8: Do tác dụng của lực điện, một điện tích điểm có khối lượng 1mg mang điện tích 10-6C bay trong điện trường đều dọc theo đường sức điện giữa hai điểm M, N cách nhau 50 cm. Tốc độ của điện tích điểm tại M là 10m/s, tại N là 103m/s. Tính cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai điểm M,N
Bài 9: Do tác dụng của lực điện, một electron bay trong điện trường đều ngược chiều đường sức điện giữa hai điểm M, N cách nhau 40 cm. Tốc độ của electron tại M là 10m/s, tại N là 105m/s. Tính cường độ điện trường và hiệu điện thế giữa hai điểm M,N
Bài 10: Do tác dụng của lực điện,một electron bắt đầu chuyển động từ M đến N trong điện trường với tốc độ ban đầu bằng không. Hiệu điện thế UNM=1000 V. Tính tốc độ của electron khi đến N
Bài 11: Có hai bản kim loại tích điện cùng độ lớn nhưng trái dấu đặt song song, đối diện nhau trong không khí, cách nhau 10 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản kim loại là 1000 V. Do lực điện, một electron chuyển động từ bản tích điện âm về bản tích điện dương với tốc độ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Tam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)