Bài tập về các định luật bảo toàn khối lượng

Chia sẻ bởi trần thanh trang | Ngày 25/04/2019 | 122

Chia sẻ tài liệu: Bài tập về các định luật bảo toàn khối lượng thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

Đề Bài (các định luật bảo toàn)
Bài 1: Một quả bóng có khối lượng m=300g va chạm vào tường và nảy trở lại với cùng vận tốc. Vận tốc cuả bóng trước va chạm là 5m/s. Biến thiên động lượng cuả bóng là:
A. -1,5kgm/s. B. 1,5kgm/s. C. 3kgm/s. D. -3kgm/s.
Bài 2: Chọn đáp số đúng. Một vật có khối lượng m1 va chạm trực diện với vật m2 = , m1 đang nằm yên. Trước va chạm, vật 1 có vận tốc la v. Sau va chạm hoàn toàn không đàn hồi, cả hai vật chuyển động với cùng vận tốc v . Tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm là:
A.  B.  C.  D. 
Bài 3: Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn , bắn đi 1 viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10Kg với vận tốc 400m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên.Vận tốc giật lùi của đại bác là:
A. 1m/s B. 2m/s C. 4m/s D. 3m/s
Bài 4: Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi:
A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông B. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. D. Ném một cục đất sét vào tường.
Bài 5: Một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng có ma sát, sau khi lên tới điểm cao nhất, nó trượt xuống vị trí ban đầu. Trong quá trình chuyển động trên:
A. công của trọng lực đặt vào vật bằng 0 B. Công của lực ma sát đặt vào vật bằng 0
C. xung lượng của lực ma sát đặt vào vật bằng 0 D. Xung lượng của trọng lực đặt vào vật bằng 0
Bài 6: Trong điều kiện nào, sau va chạm đàn hồi, 2 vật đều đứng yên:
A. 2 vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
C. 2 vật có khối lượng bằng nhau,chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng này.
Bài 7: Chọn phát biểu sai về động lượng:
A. Động lượng là một đại lượng động lực học liên quan đến tương tác,va chạm giữa các vật.
B. Động lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động giữa các vật tương tác
C. Động lượng tỷ lệ thuận với khối lượng và tốc độ của vật
D. Động lượng là một đại lượng véc tơ ,được tính bằng tích của khối lượng với véctơ vận tốc.
Bài 8: Một vật có khối lượng 0,5 Kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với vận tốc 5m/s đến va chạm vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm vật đi ngược trở lại phương cũ với vận tốc 2m/s.Thời gian tương tác là 0,2 s. Lực do tường tác dụng có độ lớn bằng:
A. 1750 N B. 17,5 N C. 175 N D. 1,75 N
Bài 9: Một hòn đá được ném xiên một góc 30o so với phương ngang với động lượng ban đầu có độ lớn bằng 2 kgm/s từ mặt đất. Độ biến thiên động lượngkhi hòn đá rơi tới mặt đất có giá trị là (Bỏ qua sức cản) :
A. 3 kgm/s B. 4 kgm/s C. 1 kgm/s D. 2 kgm/s
Bài 10: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, 2 vật dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc bao nhiêu?
A. 2m/s B. 4m/s C. 3m/s D. 1m/s
Bài 11: Bắn một hòn bi thủy tinh (1) có khối lượng m với vận tốc 3 m/s vào một hòn bi thép (2) đứng yên có khối lượng 3m. Tính độ lớn các vận tốc của 2 hòn bi sau va chạm? Cho là va chạm trực diện, đàn hồi
A. V1=1,5 m/s ;V2=1,5 m/s. B. V1=9 m/s;V2=9m/s
C. V1=6 m/s;V2=
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thanh trang
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)