Bài tập về Axit HCl (dạy chương 5, Hóa 10)
Chia sẻ bởi Dương Tiến Tài |
Ngày 27/04/2019 |
132
Chia sẻ tài liệu: Bài tập về Axit HCl (dạy chương 5, Hóa 10) thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
Facebook: Dương Tiến Tài
Gmail: [email protected]
Phone: 096 868 9872
Link đặt – đọc thử sách: http://bit.ly/2Brg5aD (Bứt phá điểm thi môn Hóa học, kèm file quà tặng).
BÀI TẬP VỀ AXIT HCl
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Hoà tan x gam kim loại M trong y gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ 11,96%. Kim loại M là
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Mn.
Hòa tan hết một lượng hiđroxit kim loại M(OH)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch A, cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối B có nồng độ 8,958%. Công thức của M(OH)n là
A. Ca(OH)2. B. KOH. C. NaOH. D. Mg(OH)2.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 15,76%. B. 28,21%. C. 11,79%. D. 24,24%.
Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
A. Ba. B. Ca. C. Be. D. Mg.
Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2 và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là
A. Ca. B. Sr. C. Ba. D. Mg.
Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (MX < MY) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K. B. Na. C. Rb. D. Li.
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. natri và magie. B. liti và beri. C. kali và canxi. D. kali và bari.
Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu hòa tan hết 2,4 gam kim loại R trong dung dịch HCl 1M thì thấy không dùng hết 500 ml. Kim loại R là
A. Ca. B. Mg. C. Be. D. Sr.
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Rb. D. Li.
Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp gồm muối cacbonat và muối sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb
Gmail: [email protected]
Phone: 096 868 9872
Link đặt – đọc thử sách: http://bit.ly/2Brg5aD (Bứt phá điểm thi môn Hóa học, kèm file quà tặng).
BÀI TẬP VỀ AXIT HCl
A là hỗn hợp 2 kim loại kiềm X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. Nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được a gam 2 muối, còn nếu cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thì thu được 1,1807a gam 2 muối. X và Y là
A. Li và Na. B. Na và K. C. K và Rb. D. Rb và Cs.
Hoà tan x gam kim loại M trong y gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A có nồng độ 11,96%. Kim loại M là
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Mn.
Hòa tan hết một lượng hiđroxit kim loại M(OH)n bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu được dung dịch A, cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3 20% thu được dung dịch muối B có nồng độ 8,958%. Công thức của M(OH)n là
A. Ca(OH)2. B. KOH. C. NaOH. D. Mg(OH)2.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 15,76%. B. 28,21%. C. 11,79%. D. 24,24%.
Để hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm kim loại R (chỉ có hoá trị II) và oxit của nó cần vừa đủ 400 ml dung dịch HCl 1M. Kim loại R là
A. Ba. B. Ca. C. Be. D. Mg.
Hoà tan 174 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2 và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Cho 24,8 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 55,5 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là
A. Ca. B. Sr. C. Ba. D. Mg.
Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (MX < MY) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K. B. Na. C. Rb. D. Li.
Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. natri và magie. B. liti và beri. C. kali và canxi. D. kali và bari.
Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch HCl, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu hòa tan hết 2,4 gam kim loại R trong dung dịch HCl 1M thì thấy không dùng hết 500 ml. Kim loại R là
A. Ca. B. Mg. C. Be. D. Sr.
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na. B. K. C. Rb. D. Li.
Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp gồm muối cacbonat và muối sunfit của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít hỗn hợp khí (đktc). Kim loại kiềm là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Tiến Tài
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)