Bài tập và thực hành 1: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long |
Ngày 10/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài tập và thực hành 1: Tìm hiểu hệ cơ sở dữ liệu thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
TRẦN HỮU TRANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TIN HỌC 12
Đặng Hữu Hoàng
Bài tập và thực hành 1
TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thời gian 2 tiết
BÀI TẬP 1
Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/phiếu trả sách, sổ quản lí sách,… của thư viện trường trung học phổ thông?
Các nhóm tự tìm hiểu theo các nội dung sau:
Nội qui thư viện.
Một số thẻ/phiếu.
Sổ sách theo dõi quá trình quản lí sách và mượn/trả của thư viện trường THPT.
Lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sách.
THẢO LUẬN BÀI 1
Các nhóm thảo luận và báo cáo các tư liệu thu thập được?
BÀI TẬP 2
Kể tên các hoạt động chính của thư viện (mua và nhập sách, thanh lí sách, cho mượn sách,…?
Các hoạt động chính của thư viện là:
* Quản lí sách: như nhập/xuất sách vào/ra kho, thanh lí sách, đền bù sách hoặc tiền.
* Mượn/trả sách: cho mượn, nhận trả sách, tổ chức thông tin về sách và tác giả.
* Cách thức giải quyết sự cố vi phạm nội quy.
Các nhóm thảo luận và trình bày các hoạt động chi tiết về quản lí sách, mượn/trả sách
theo câu hỏi sau?
THẢO LUẬN BÀI 2
Trong mỗi hoạt động, các đối tượng tham gia phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Ví dụ:
Khâu mượn sách được tiến hành cụ thể ra sao?
Học sinh đến mượn cần làm những thủ tục gì?
Nhân viên ở bàn tiếp độc giả mượn sách làm việc gì?
Nhân viên giao sách làm việc gì?
Các nhóm trao đổi và bổ sung .
BÀI TẬP 3
Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí sách và mượn/trả sách?
Với mỗi đối tượng, hãy liệt kê các thông tin cần quản lí?
Các nhóm thảo luận và thống nhất các thông tin chi tiết cần thiết của các đối tượng như người mượn, sách, tác giả, hóa đơn mua sách,…
Các nhóm thảo luận và trình bày các câu hỏi sau? Và cho biết ý nghĩa của các thông tin này đối với người quản lí thư viện, đối với bạn đọc và đối với người thiết kế?
CÂU HỎI BÀI 3
Tại sao số thẻ mượn là thông tin chính về một người đọc, mã sách là thông tin chính về sách?
Có thể giảm bớt những thông tin nào cho mỗi đối tượng?
Có thể tìm các sách của một tác giả hiện có trong thư viện bằng câu hỏi thỏa mãn điều kiện nào?
Làm thế nào biết được cuốn sách nào đó còn trong thư viện hay không?
Bạn đọc A đã mượn đọc những cuốn sách nào trong tháng này?
Quan sát bảng sau, hãy phân tích có thể bỏ bớt hay bổ sung những thông tin nào? Trao đổi lí do thêm/bớt.?
THẢO LUẬN BÀI TẬP 3
Các nhóm thảo luận để thống nhất các thông tin chi tiết, cần thiết của đối tượng.
CSDL THUVIEN có các đối tượng: người mượn, sách, tác giả, hóa đơn nhập, biên bản thanh lí, biên bản giải quyết sự cố mất sách, đền bù sách, ….
BÀI TẬP 4
Theo em, CSDL THUVIEN của thư viện trường em cần những bảng nào? Mỗi bảng cần có những cột nào?
Tùy theo cách thức tổ chức và quản lí của thư viện mỗi trường, CSDL THUVIEN có thể có những bảng khác nhau. Sau đây là một số bảng:
Bảng TACGIA (thông tin về tác giả)
Bảng SACH (thông tin về sách)
Bảng HOCSINH (thông tin về độc giả)
Bảng PHIEUMUON (quản lí việc mượn sách)
Bảng TRASACH (quản lí việc trả sách)
Bảng HOADON (quản lí các hóa đơn nhập sách)
Bảng THANHLI (quản lí các biên bản thanh lí sách)
Bảng DENBU
(quản lí các biên bản về sự cố mất sách, đền bù sách và tiền)
Các nhóm thảo luận, thực hiện nội dung “Từ việc liệt kê các thông tin về một đối tượng đến chuyển thành thiết kế một bảng dữ liệu về đối tượng này” theo các câu hỏi sau:
CÂU HỎI BÀI 4
Khi cấp một thẻ mượn cho một độc giả mới thì cập cập nhật bảng nào?
Khi một bạn đọc mượn sách thì cần cập nhật những bảng nào?
Trong bảng PHIEUMUON, thông tin ngày cần trả phải chịu ràng buộc nào?
Khi một bạn đọc đến trả sách, cần cập nhật những bảng nào?
Khi có hóa đơn nhập sách mới cần cập nhật những bảng nào?
Tập hợp các bảng trên đã đủ quản lí quá trình quản lí sách, mượn/trả và đọc sách chưa? Nếu chưa, cần bổ sung thêm bảng nào? Với các thông tin nào?
THẢO LUẬN BÀI TẬP 4
Các nhóm trình bày bảng của mình, tham chiếu kết quả của nhau để trao đổi thống nhất về các thuộc tính trong mỗi bảng.
DẶN DÒ
1. Xem trước §3 : GiỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
Thực hiện tháng 08 năm 2008
Bài học đã kết thúc
Thân ái chào các em
E_mail: [email protected]
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TIN HỌC 12
Đặng Hữu Hoàng
Bài tập và thực hành 1
TÌM HIỂU HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Thời gian 2 tiết
BÀI TẬP 1
Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/phiếu trả sách, sổ quản lí sách,… của thư viện trường trung học phổ thông?
Các nhóm tự tìm hiểu theo các nội dung sau:
Nội qui thư viện.
Một số thẻ/phiếu.
Sổ sách theo dõi quá trình quản lí sách và mượn/trả của thư viện trường THPT.
Lập kế hoạch dự trù kinh phí mua sách.
THẢO LUẬN BÀI 1
Các nhóm thảo luận và báo cáo các tư liệu thu thập được?
BÀI TẬP 2
Kể tên các hoạt động chính của thư viện (mua và nhập sách, thanh lí sách, cho mượn sách,…?
Các hoạt động chính của thư viện là:
* Quản lí sách: như nhập/xuất sách vào/ra kho, thanh lí sách, đền bù sách hoặc tiền.
* Mượn/trả sách: cho mượn, nhận trả sách, tổ chức thông tin về sách và tác giả.
* Cách thức giải quyết sự cố vi phạm nội quy.
Các nhóm thảo luận và trình bày các hoạt động chi tiết về quản lí sách, mượn/trả sách
theo câu hỏi sau?
THẢO LUẬN BÀI 2
Trong mỗi hoạt động, các đối tượng tham gia phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Ví dụ:
Khâu mượn sách được tiến hành cụ thể ra sao?
Học sinh đến mượn cần làm những thủ tục gì?
Nhân viên ở bàn tiếp độc giả mượn sách làm việc gì?
Nhân viên giao sách làm việc gì?
Các nhóm trao đổi và bổ sung .
BÀI TẬP 3
Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lí sách và mượn/trả sách?
Với mỗi đối tượng, hãy liệt kê các thông tin cần quản lí?
Các nhóm thảo luận và thống nhất các thông tin chi tiết cần thiết của các đối tượng như người mượn, sách, tác giả, hóa đơn mua sách,…
Các nhóm thảo luận và trình bày các câu hỏi sau? Và cho biết ý nghĩa của các thông tin này đối với người quản lí thư viện, đối với bạn đọc và đối với người thiết kế?
CÂU HỎI BÀI 3
Tại sao số thẻ mượn là thông tin chính về một người đọc, mã sách là thông tin chính về sách?
Có thể giảm bớt những thông tin nào cho mỗi đối tượng?
Có thể tìm các sách của một tác giả hiện có trong thư viện bằng câu hỏi thỏa mãn điều kiện nào?
Làm thế nào biết được cuốn sách nào đó còn trong thư viện hay không?
Bạn đọc A đã mượn đọc những cuốn sách nào trong tháng này?
Quan sát bảng sau, hãy phân tích có thể bỏ bớt hay bổ sung những thông tin nào? Trao đổi lí do thêm/bớt.?
THẢO LUẬN BÀI TẬP 3
Các nhóm thảo luận để thống nhất các thông tin chi tiết, cần thiết của đối tượng.
CSDL THUVIEN có các đối tượng: người mượn, sách, tác giả, hóa đơn nhập, biên bản thanh lí, biên bản giải quyết sự cố mất sách, đền bù sách, ….
BÀI TẬP 4
Theo em, CSDL THUVIEN của thư viện trường em cần những bảng nào? Mỗi bảng cần có những cột nào?
Tùy theo cách thức tổ chức và quản lí của thư viện mỗi trường, CSDL THUVIEN có thể có những bảng khác nhau. Sau đây là một số bảng:
Bảng TACGIA (thông tin về tác giả)
Bảng SACH (thông tin về sách)
Bảng HOCSINH (thông tin về độc giả)
Bảng PHIEUMUON (quản lí việc mượn sách)
Bảng TRASACH (quản lí việc trả sách)
Bảng HOADON (quản lí các hóa đơn nhập sách)
Bảng THANHLI (quản lí các biên bản thanh lí sách)
Bảng DENBU
(quản lí các biên bản về sự cố mất sách, đền bù sách và tiền)
Các nhóm thảo luận, thực hiện nội dung “Từ việc liệt kê các thông tin về một đối tượng đến chuyển thành thiết kế một bảng dữ liệu về đối tượng này” theo các câu hỏi sau:
CÂU HỎI BÀI 4
Khi cấp một thẻ mượn cho một độc giả mới thì cập cập nhật bảng nào?
Khi một bạn đọc mượn sách thì cần cập nhật những bảng nào?
Trong bảng PHIEUMUON, thông tin ngày cần trả phải chịu ràng buộc nào?
Khi một bạn đọc đến trả sách, cần cập nhật những bảng nào?
Khi có hóa đơn nhập sách mới cần cập nhật những bảng nào?
Tập hợp các bảng trên đã đủ quản lí quá trình quản lí sách, mượn/trả và đọc sách chưa? Nếu chưa, cần bổ sung thêm bảng nào? Với các thông tin nào?
THẢO LUẬN BÀI TẬP 4
Các nhóm trình bày bảng của mình, tham chiếu kết quả của nhau để trao đổi thống nhất về các thuộc tính trong mỗi bảng.
DẶN DÒ
1. Xem trước §3 : GiỚI THIỆU MICROSOFT ACCESS
Thực hiện tháng 08 năm 2008
Bài học đã kết thúc
Thân ái chào các em
E_mail: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)