Bài tập và thực hành 1

Chia sẻ bởi Thinh Bui Duc | Ngày 25/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: Bài tập và thực hành 1 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

Bài 8. Lặp với số lần chưa biết trước
1. Mục đích, yêu cầu
Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước trong ngôn ngữ lập trình;
Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn;
Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước while...do trong Pascal.
2. Những điểm cần lưu ý và gợi ý dạy học
Giống với bài 7, ở phần đầu của bài này GV cần nêu một số ví dụ về hoạt động lặp với số lần chưa biết trước. Ví dụ 1 trong SGK là một hoạt động trong đời sống. Ví dụ 2 trong SGK là một bài toán khoa học.
Trong ví dụ 2, sau khi giới thiệu thuật toán, SGK khái quát, đưa ra sơ đồ hoạt động của cấu trúc lặp với số lần chưa biết trước. Sau đó, SGK giới thiệu câu lệnh while...do của Pascal như một ví dụ minh hoạ. HS được làm quen với các ví dụ sử dụng lệnh while...do qua các ví dụ.
Dưới đây gợi ý một cách tiến hành khác để GV tham khảo. Cách tiếp cận này được thực hiện theo phương án đi từ câu lệnh lặp cụ thể while...do trong Pascal, sau đó khái quát thành kiến thức chung ở các ngôn ngữ lập trình.
Sau khi đã giới thiệu ví dụ 1 trong SGK, nếu đã giới thiệu ví dụ viết chương trình chào hỏi ở bài trước, GV có thể đặt tình huống chưa biết trước số bạn trong nhóm thì phải viết chương trình như thế nào? Điểm thuận lợi khi sử dụng ví dụ này là HS đã hiểu yêu cầu của bài toán này từ các tiết học trước. Do vậy, không phải mất nhiều thời gian vào tìm hiểu ý nghĩa của bài toán. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm nổi bật vấn đề, tình huống mới cần giải quyết. Hơn nữa, sử dụng những bài toán gắn liền với thực tế là một cách tốt để HS nhận thức rõ khái niệm bài toán trong Tin học không chỉ là những bài toán trong lĩnh vực toán học.
Nói chung HS chưa đưa ra được phương án giải quyết cho vấn đề này. GV nên chủ động đưa ra một chương trình Pascal như sau:
Program Chao_hoi;
uses crt;
var Tieptuc: char;
Ten: string;
Begin
Tieptuc:=`c`;
while tieptuc = `c` do
Begin
write(`Nhap ten cua ban`); Readln(Ten);
writeln(`Chao ban `, Ten);
write(`Tiep tuc ? c/k`); readln(Tieptuc);
end;
readln;
End.
Dựa trên chương trình này, GV giới thiệu về cú pháp, sơ đồ hoạt động của câu lệnh while...do.
Trong Pascal, cú pháp câu lệnh lặp với số lần chưa xác định trước có dạng:
while <điều kiện> do ;
trong đó:
điều kiện thường là một phép so sánh;
câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau:
Kiểm tra điều kiện.
Nếu điều kiện SAI, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và chuyển sang câu lệnh tiếp theo trong chương trình. Nếu điều kiện đúNG, thực hiện câu lệnh và quay lại bước 1.

Sơ đồ hoạt động của câu lệnh câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước
(Xuân sửa lưu đồ này nhé)
Việc dịch nghĩa hay diễn giải ý nghĩa của từ tiếng Anh trong câu lệnh while...do có thể là cần thiết đối với HS chưa được học tiếng Anh và để HS dễ nhớ (Trong khi ... thì).
Đến đây, GV có thể khái quát cho HS biết rằng các ngôn ngữ lập trình đều cung cấp câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước ở các ngôn ngữ lập trình là giống nhau. Điểm khác nhau giữa các ngôn ngữ lập trình là cú pháp câu lệnh để thể hiện cấu trúc này mà thôi.
Phần cuối bài GV sử dụng các ví dụ trong SGK hoặc lấy ví dụ khác để HS hiểu được hoạt động, viết đúng cú pháp và biết một số trường hợp sử dụng hiệu quả câu lệnh while...do.
Lưu ý:
+ Đối với vòng lặp while...do, trong các câu lệnh của vòng lặp này cần có câu lệnh làm thay đổi biểu thức điều kiện, có nghĩa là phải có câu lệnh để đến lúc nào đó điều kiện không được thoả mãn, khi đó vòng lặp kết thúc. Do vậy câu lệnh sau từ khóa do của câu lệnh lặp while...do thường phải là câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thinh Bui Duc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)