Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Chia sẻ bởi Nguyễn Trần Thu Thư | Ngày 19/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Ngữ văn

Nội dung tài liệu:

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Để có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt lý luận và có khả năng đi trước, dự báo chỉ đường cho phong trào quần chúng thì Hồ Chí Minh đã trải qua một quá trình tìm tòi, xác lập, phát triển và hoàn thiện, gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng phong phú của Người.
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nỗi lên, dâng cao và lan rộng khắp nơi các nước. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, lại dựa trên ý thức hệ phong kiến , nên các phong trào trên đều thất bại.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiêu biểu cho con đường đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến phải nói đến đó là phong trào Cần Vương với sự lãnh đạo của người anh hùng Tôn Thất Thuyết, nhưng phong trào này nhanh chóng bị thất bại bởi chế độ phong kiến đã quá lỗi thời lạc hậu. Tiếp đó là cuộc khỏi nghĩa nông dân của người anh hùng Hoàng Hoa Thám đã làm cho quân Pháp nhiều phen mất vía, nhưng phong trào này không đấu tranh vì mục đích dân tộc hay dân chủ mà chỉ vì người dân Yên Thế bị áp bức bóc lột quá tàn bạo của bọn thực dân nên đứng lên đấu tranh chứ hoàn toàn không có đường lối hay một tiền đề cơ sở lý luận nào. Vì thế phong trào mau chóng kết thúc bằng sự kiện bạo động đầu độc lính Pháp tại Hà Nội.
Bước sang thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân …nhưng do bất cập lịch sử, nên không tránh khỏi thất bại. Với hai đại diện tiêu biểu:
Thứ nhất là đường lối cứu nước theo khung hướng dân chủ tư sản của cụ Phan Bội Châu. Ông chủ trương học Đế Quốc Nhật Bản vì ông cho rằng Nhật Bản – Việt Nam có nhiều đặc điểm chung của nước Đông Á, Ông chủ trương cho sinh viên qua Nhật Bản để du học mở ra phong trào Đông Du, nhưng Ông lại không tính đến Nhật Bản là nước Đế Quốc, đặc điểm lớn của các nước đế quốc là xâm chiếm thuộc địa. Hành động của Phan Bội Châu cơ hồ đã đưa Việt Nam vào nguy hiểm chẳng khác nào "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Phong trào nhanh chóng thất bại.
Đại diện thứ hai đó là Phan Châu Trinh, Ông chủ trương mở phong trào “khai dân trí, trấn dân trí, vị nhân sinh”. Nhưng phương pháp của ông lại là cầu tiến ý Pháp, hành động đó Hồ Chí Minh nhận xét khác nào “Xin Pháp rủ lòng thương”, nên phong trào nhanh chóng thất bại. Từ đó, chấm dứt con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Đứng trước thực tế thất bại của các phong trào yêu nước, Hồ Chí Minh nhận thức rằng ở họ đều thiếu một đường lối cách mạng, chưa đủ lý luận để soi sáng cho cuộc đấu tranh vệ quốc. Tình hình đó cho thấy phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải theo một con đường mới.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Từ nhỏ, Người đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương, cùng với những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường mới để cứu nước, cứu dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn học được tư tưởng “thân dân” từ người cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc. Sau này, những kiến thức học được từ người cha, bắt gặp tư tưởng mới của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của mình. Trong thời trẻ, với những đặc điểm quê hương, gia đình và môi trường sống, Hồ Chí Minh tiếp thu và kế thừa: truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc, vốn văn hóa Quốc học,và Người đã được truyền thụ một trình độ Hán học vững vàng và tiếp đó đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại Trường Quốc học Huế. Khi bôn ba trên đường cứu nước Hồ Chí Minh vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng. Hồ Chí Minh đã thông thạo các biểu ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ. Người đã là giàu trí tuệ của mình bằng tinh hao văn hóa nhân loại. Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Đông, Tây.
Những tư tưởng lý luận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trần Thu Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)