Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 - Phần Lịch sử Việt Nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Huy Phương | Ngày 26/04/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 - Phần Lịch sử Việt Nam thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 12 – LỊCH SỬ VIỆT NAM
Câu 1. Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là gì?
A. Bù vào những thiệt hại trong cuộc khai thác lần thứ nhất.
B. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới lần thứ nhất gây ra.
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam.
D. Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?
A. Công nghiệp chế biến. B. Nông nghiệp và khai thác mỏ.
C. Nông nghiệp và thương nghiệp. D. Giao thông vận tải.
Câu 3. Vì sao tư bản Pháp chú trọng đến việc khai thác mỏ than ở Việt Nam?
A.Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.
B. Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc.
C. Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4. Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất.
C.Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp.
D. Câu A và B đều đúng.
Câu 5. Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam?
A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.
D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.
Câu 6. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A. Giai cấp nông dân. B. Giai cấp công nhân
C. Giai cấp đại địa chủ phong kiến. D. Giai cấp tư sản dân tộc
Câu 7. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?
A. Có thái độ kiên định với Pháp.
B. Có thái độ không kiên định, dễ thoả hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh.
C. Có tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 8. Lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.Công nhân B. Nông dân C. Tiểu tư sản D. Tư sản dân tộc
Câu 9. Những tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh Niên là tiền thân của tổ chức nào?
A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Việt Nam quốc dân đảng.
C. Tân Việt cách mạng đảng D. Đông Dương Cộng sản đảng
Câu 10. Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là:
A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”...
B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân” ...
C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”, ...
D. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Ngời nhà quê” ...
Câu 11. Trần Dân Tiên viết: “Việc đó tuy nhỏ nhng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”. Sự kiện nào sau đây phản ánh điều đó?
A. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son.
B. Cuộc đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925).
C. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926)
D. Tiếng bom Phạm Hồng Thái tại Sa Diện- Quảng Châu (6/1924)
Câu 12. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919- 1926) cuối cùng bị thất bại?
A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản đã trở nên lỗi thời, lạc hậu.
B. Thực dân Pháp còn mạnh, đủ khả năng đàn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Huy Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)