Bài tập thực hành 1
Chia sẻ bởi Lâm Mỹ An |
Ngày 25/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: Bài tập thực hành 1 thuộc Tin học 10
Nội dung tài liệu:
nh
I. Mục tiêu:
Về kiến thức:
Củng cố hiểu biết ban đầu cho hs về tin học, máy tính;
Biết sử dụng bộ mã ASCII để mã hóa xâu ký tự, số nguyên;
Về kỹ năng:
Sử dụng được bộ mã ASCII để mã hóa xâu ký tự, số nguyên.
Về thái độ:
Làm cho hs thấy được tầm quan trọng của thông tin và tầm quan trọng của việc mã hóa thông tin;
Thông qua việc hiểu rõ thông tin được lưu trên máy tính như thế nào sẽ giúp hs thêm yêu thích môn học.
II. Những phương pháp dạy học được sử dụng:
Kết hợp các phương pháp giảng dạy như thuyết trình, vấn đáp, vẽ hình minh họa, kiểm tra đánh giá,…
III. Phương tiện dạy học:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Máy tính, máy chiếu (nếu có);
Bài giảng thiết kế trên các Slide nếu có máy tính và máy chiếu;
Sách giáo khoa và sách giáo viên Tin học 10;
Nếu không có máy tính và máy chiếu thì giáo viên sẽ dùng phấn và bảng đen là công cụ chủ yếu để giảng dạy.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Vở ghi lý thuyết;
Sách giáo khoa tin học 10;
IV. Tài liệu tham khảo (nếu có):
“Tin học có phải là khoa học” SGV Tin học 10 (trang 45) - Nhà xuất bản Giáo dục;
Học tốt Tin học 10 (Chương trình cơ sở và nâng cao - TS Trần Doãn Vinh, Trần Thị Thu Hà - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. HCM.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số, ổn định lớp.
2. Gợi động cơ:
a. Kiểm tra bài cũ
GV: Nêu câu hỏi, gọi học sinh lên bảng trả lời:
Câu hỏi 1: Thông tin là gì? Hãy nêu các dạng thông tin mà em biết?
HS trả lời: Thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lý được.
VD: Thông tin về bạn A sinh năm 1994, cao 1,70m, học lớp 10…
Thông tin về quyển sách B, của tác giả Nguyễn Văn C, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản giáo dục.
Câu 2. Máy tính có thể lưu trữ và xử lý thông tin dưới mấy loại nào?
HS trả lời: Máy tính có thể lưu trữ và xử lý dưới 2 loại thông tin đó là loại số (số nguyên, số thực...) và loại phi số (văn bản, hình ảnh, âm thanh) trong đó dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh là thường hay gặp trong cuộc sống.
Câu 3. Hệ đếm cơ số 2, cơ số 8 và cơ số 10 sử dụng các ký hiệu nào?
HS trả lời:
- Hệ đếm cơ số 2 sử dụng 2 ký hiệu 0 và 1;
- Hệ đếm cơ số 8 sử dụng 8 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7;
- Hệ đếm cơ số 10 sử dụng 10 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Câu hỏi 4. Hãy nêu nguyên lý mã hóa nhị phân?
HS trả lời: Nguyên lý mã hóa nhị phân: Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh... khi đưa vào máy tính chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.
b. Gợi động cơ
Trong hai bài đầu chúng ta đã được học về sự ra đời, phát triển của ngành khoa học Tin học, đặc tính và vai trò của nó đối với mọi hoạt động của xã hội loài người. Và quan trọng hơn chúng ta đã biết được máy tính muốn xử lý thông tin thì thông tin đó phải được mã hóa. Vậy việc thực hiện mã hóa thông tin được tiến hành như thế nào? Chúng ta sẽ thực hành mã hóa một số xâu ký tự, số nguyên, sử dụng bảng mã ASCII để mã hóa và giải mã trong bài tập hôm nay.
3. Nội dung bài giảng:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
a. Tin học, máy tính
Câu hỏi a1.
Hãy chọn những khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
a. MTĐT có thể thay thế hoàn toàn con người trong lĩnh vực tính toán.
b. Học tin học là học sd máy tính.
c. Máy tính là sản phẩm trí tuệ của con người. (Đúng)
d. Một người phát triển toàn diện trong xã hội hiện đại không thể thiếu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lâm Mỹ An
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)