Bài tập sinh học (thi casio)
Chia sẻ bởi Đt subasa |
Ngày 26/04/2019 |
111
Chia sẻ tài liệu: bài tập sinh học (thi casio) thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
VD1 :Trong 100.000 trẻ sơ sinh có 10 em lùn bẩm sinh, trong đó 8 em có bố mẹ và dòng họ bình thường, 2 em có bố hay mẹ lùn. Tính tần số đột biến gen
A 0,004% B 0,008% C 0,04% D 0,08%
Giải (theo cách hiểu alen đột biến không xuất hiện đồng thời trong phát sinh giao tử của Bố và Mẹ)
Theo đề --> lùn do ĐB trội và có 10-2=8 em lùn do ĐB TS alen=100000x2; số alen ĐB = 8--> Tần số ĐB gen=8/200000= 0,004% (Đán A)
VD2 : Ở vi sinh vật tần số đột biến a- (Mất khả năng tổng hợp chất a) là 2.10-6 cho một thế hệ và tần số đột biến b- là 8.10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a-b- thì nó sẽ xuất hiện với tần số bao nhiêu? (Đê thi HSG – Thái nguyên 2010)
A. 16 x10-10 B. 0,6 x10-10 C. 1,6 x10-9 D. 1,6 x10-10
Hướng dẫn giải:
Tần số đột biến ở VSV được tính trên một tế bào, một thế hệ. Để dễ hiểu ta có thể đảo ngược như
sau:
+ Trong 106 tế bào có 2 tế bào đột biến a- xuất hiện.
+ Trong 105 tế bào có 8 tế bào đột biến b- xuất hiện.
Các đột biến khác nhau là những sự kiện diễn ra độc lập, nếu đồng thời xảy ra thì thì xác suất này sẽ bằng tích của các xác suất mỗi sự kiện riêng lẻ. Đột biến kép a-b- sẽ suất hiện với tần số: f = (2x10-6) x (8x10-5) = 2 x 8 x 10-6 x 10-5 = 1,6 x10-10
(Di truyền học Phạm Thành Hổ)
VD 3: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen di
hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểugen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 192. C. 24. D. 16.
C1: Vì là các con đực có kiểu gen khác nhau Nhiều con đực. Cặp số 1 khả năng có 4 loại NST 4 loại tinh trùng Tương tự mỗi cặp 2 và 3 đều có 4 loại tinh trùng. Cặp XY cho 3 loại tinh trùng XA , Xa, Y Vậy ta có số loại tinh trùng = 4*4*4*3 = 192
C2: Mỗi nhiễm sắc thể chứa 2 cặp gen di hợp, mà ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể thì có 3 cặp nhiểm sắc thể thường sẽ chứa 6 cặp gen dị hợp ta sẽ có số loại giao tử tạo ra từ các gen trên NST thường là 26 = 64 giao tử.
Trên NST giới tính gồm một gen có 2 alen trong vùng không tương đồng của X nên sẽ có 3 giao từ
là XA; Xa và Y. Vậy số loại giao tử của các ruồi đực tạo ra là 64 x 3 = 192 giao tử.
Lưu ý: Ở đây đề cập đến các ruồi đực chứ không phải là một ruồi đực.
C3: GIẢI: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8 → Số cặp NST = n = 4
Ở ruồi đực có 3 cặp NST thường và 1 cặp XY.
- Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp→ Mỗi cặp NST thường khi giảm phân
đều có khả năng cho 4 loại giao tử (vì có trao đổi chéo) →số loại giao tử do 3 cặp NST thường tạo
ra =43 = 64
- Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính XY xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X→ khi giảm phân có khả năng cho 3 loại giao tử ( 2 loại giao tử X và 1
loại giao tử Y)
Vậy nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm
phân có thể tạo ra tối đa 64 x 3 = 192 loại tinh trùng.
VD 4: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đt subasa
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)