Bài tập ôn thi HK 1 Hóa 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Chung |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: bài tập ôn thi HK 1 Hóa 8 thuộc Hóa học
Nội dung tài liệu:
Họ và tên: ………………………………………………… Lớp: ………………
ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN HÓA HỌC 8
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Câu 1: Nguyên tử là gì ? Cấu tạo nguyên tử ?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Nguyên tử bao gồm 2 phần là vỏ nguyên tử và hạt nhân:
Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm.
Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện tích.
Câu 2: Nguyên tử khối là gì ? Phân tử khối là gì ?
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC).
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC).
Câu 3: Nguyên tố hóa học là gì ?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 4: Phân tử là gì ?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, do một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Câu 5: Đơn chất là gì ? Hợp chất là gì ?Cho ví dụ.
Đơn chất là những chất tạo nên bởi một nguyên tố hóa học. Ví dụ: nhôm, khí oxi, khí nitơ…
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: nước, đá vôi, khí cacbonic…
Câu 6: Hóa trị là gì ?
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Câu 7: Hiện tượng vật lý là gì ?Hiện tượng hóa học là gì ?
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
Câu 8: Phản ứng hóa học là gì ?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 9: Diễn biến của phản ứng hóa học ?
Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử chất khác.
Câu 10: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ?
Phản ứng hóa học xảy ra được khi:
Các chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.
Có trường hợp cần đun nóng.
Một số trường hợp cần chất xúc tác.
Câu 11: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
Nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
Câu 12: Phát biểu định luật bảo tòan khối lượng ?
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Câu 13: Hãy giải thích định luật bảo tòan khối lượng?
Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron.Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo tòan.
Câu 14: Mol là gì ?
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.( N = 6.1023 gọi là số Avogađro )
Câu 15: Khối lượng mol là gì ?
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.
Câu 16: Thể tích mol của chất khí là gì ?
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bới N phân tử của chất khí đó.
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng I: Phân biệt đơn chất, hợp chất
Trong các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất:
Khí amoniac tạo nên từ N và H.
Photpho đỏ tạo nên từ P.
Axit clohidric tạo nên từ H và Cl.
Glucozơ tạo nên từ C, H và O.
Phân loại đơn chất, hợp chất: muối ăn, khí hidro, nước, than (cacbon), nước cất.
Dạng II: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm cát và muối ăn.
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, bột đồng và bột gỗ. (Biết rằng: Dgỗ = 0,8 g/cm3; DFe = 7,8 g
ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN HÓA HỌC 8
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
Câu 1: Nguyên tử là gì ? Cấu tạo nguyên tử ?
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
Nguyên tử bao gồm 2 phần là vỏ nguyên tử và hạt nhân:
Vỏ nguyên tử cấu tạo bởi một hay nhiều electron (e) mang điện tích âm.
Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện tích.
Câu 2: Nguyên tử khối là gì ? Phân tử khối là gì ?
Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC).
Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon (đvC).
Câu 3: Nguyên tố hóa học là gì ?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
Câu 4: Phân tử là gì ?
Phân tử là hạt đại diện cho chất, do một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Câu 5: Đơn chất là gì ? Hợp chất là gì ?Cho ví dụ.
Đơn chất là những chất tạo nên bởi một nguyên tố hóa học. Ví dụ: nhôm, khí oxi, khí nitơ…
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: nước, đá vôi, khí cacbonic…
Câu 6: Hóa trị là gì ?
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Câu 7: Hiện tượng vật lý là gì ?Hiện tượng hóa học là gì ?
Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
Câu 8: Phản ứng hóa học là gì ?
Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
Câu 9: Diễn biến của phản ứng hóa học ?
Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử chất khác.
Câu 10: Khi nào phản ứng hóa học xảy ra ?
Phản ứng hóa học xảy ra được khi:
Các chất tham gia phản ứng tiếp xúc nhau.
Có trường hợp cần đun nóng.
Một số trường hợp cần chất xúc tác.
Câu 11: Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
Nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
Câu 12: Phát biểu định luật bảo tòan khối lượng ?
Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Câu 13: Hãy giải thích định luật bảo tòan khối lượng?
Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron.Còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo tòan.
Câu 14: Mol là gì ?
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.( N = 6.1023 gọi là số Avogađro )
Câu 15: Khối lượng mol là gì ?
Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó, có số trị bằng nguyên tử khối hoặc phân tử khối.
Câu 16: Thể tích mol của chất khí là gì ?
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bới N phân tử của chất khí đó.
PHẦN 2: CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng I: Phân biệt đơn chất, hợp chất
Trong các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất:
Khí amoniac tạo nên từ N và H.
Photpho đỏ tạo nên từ P.
Axit clohidric tạo nên từ H và Cl.
Glucozơ tạo nên từ C, H và O.
Phân loại đơn chất, hợp chất: muối ăn, khí hidro, nước, than (cacbon), nước cất.
Dạng II: Tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm cát và muối ăn.
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, lưu huỳnh và muối ăn.
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, bột đồng và bột gỗ. (Biết rằng: Dgỗ = 0,8 g/cm3; DFe = 7,8 g
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Chung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)