Bài tập ôn tập chuong 1,2

Chia sẻ bởi Phạm Duy Chỉnh | Ngày 10/05/2019 | 70

Chia sẻ tài liệu: bài tập ôn tập chuong 1,2 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Ôn tập
chương 1 & 2 Hoá học lớp 10 nc
Câu 1: Một nguyên tử R có tổng số hạt là 58. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Tìm kết luận không đúng:
A.Số hạt mang điện trong R là 38.
B. R có tính kim loại
C. Ion tương ứng của R có cấu trúc electron giống như cấu trúc e của Argon.
D. Nguyên tử R có 3 lớp electron.

Câu 2: Một nguyên tử X của một nguyên tố có điện tích của hạt nhân là 27,2.1019 Culông. Hạt nhân của nguyên tử có khối lượng là 58,45.10-27 kg.
Cho các nhận định sau về X:
(1). Ion tương ứng X- sẽ có cấu trúc là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
(2). X có tổng số obitan chứa e là: 10.
(3). X có 1 electron độc thân.
(4). X là một kim loại.
Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài tập ôn tập Chương 1& chương 2 Lớp 10 NC
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là của nguyên lí vững bền:
A. Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
B. Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ được phân bố trên các obitan sao cho số electron lectron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.
C. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
D. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp, các electron có mức năng lượng electron gần bằng nhau được xếp cùng vào một lớp.

Câu 4 Ba nguyên tố X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16, hiệu điện tích hạt nhân X và Y là 1, Tổng số e trong ion [X3Y}- là 32. Xác định tên ba nguyên tố:
A.N, F, H. B. F, C, H C. N, C, Li D. O, N, H.

Câu 5. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của bán kính nguyên tử và ion? Chọn đáp án đúng:
A . K+ > Ca2+ > Ar B. Ar > Ca2+ > K+
C. Ar > K+ > Ca2+ D. Ca2+> K+> Ar.
Câu 6: Tổng số electron trong anion AB32- là 40. ion AB32- là:
A. SiO32- B. CO32- C. SO32- D. ZnO32-.
Câu 7. Tổng số các loại hạt trong nguyên tử X là 52. Biết rằng số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương 1 đơn vị. Xác định số khối của nguyên tử và điện tích hạt nhân của X.
A. 35 B. 37 C. 33 D. 36
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về u:
A. 1u bằng khối lượng nguyên tử của đồng vị : 1H.
B. 1u bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị 12C.
C. 1u bằng 1/16 khối lượng nguyên tử của đồng vị 16O.
D. 1u bằng � khối lượng nguyên tử đồng vị 4He.
Câu 9. Chọn nhận xét không đúng:
A. Nguyên tố hoá học là là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
B. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hoá học giống nhau.
C. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
D. Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân có thể thuộc nguyên tố này cũng có thể thuộc nguyên tố khác.
Câu 10. Cacbon có hai loại đồng vị bền: 13C và 12C. Trong đó 13C chiếm 1,11%. Nếu số đồng vị 13C tìm thấy được là 2456 nguyên tử. Thì số ng tử đồng vị 12 tìm thấy tương ứng là bao nhiêu?
A. 221261 B. 218805 C. 2217 D. 21880
Câu 11. Agon có 3 đồng vị bền với tỉ lệ % các đồng vị như sau:
36Ar (0,337%), 38Ar (0,063%), 40Ar(99,6%) Thể tích của 2,400 gam agon đo ở điều kiện tiêu chuẩn bằng:
A. 11,200 lít B. 1,120 lít C. 2,240 lít D. 1,344 lít
Câu 12. Số nguyên tử các loại có trong 0,01 mol phân tử muối kalisunfat bằng:
A. 4,214.1022 B. 4,214.1021 C. 6,02.1022 D. 3,01.1022
Câu 13. Cacbon có 2 đồng vị: 12C và 13C. Oxi có 3 đồng vị: 16O, 17O và 18O. Khi kết hợp với nhau tạo ra phân tử CO2. Số phân tử có khối lượng trùng nhau nhiều nhất là bao nhiêu?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14. Oxi có 3 đồng vị bền, Hiđrô có 2 đồng vị. Hỏi có thể tạo ra bao phân tử H2O có thành phần đồng vị khác nhau:
A. 7 B. 8 C. 9 D. 6
Câu 15. Cho các phát phiểu sau:
1. Trong một nguyên tử luôn luôn có số prôtôn bằng số electron bằng số điện tích hạt nhân.
2. Tổng số prôtôn và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.
3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
4. Số prôtôn bằng số điện tích hạt nhân.
5. Đồng vị là các nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số nơtron.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng:
A. 1 B.2 C.3 D.4
Câu 16.Cấu trúc electron nào sau đây là của ion Cu+.
A. 1s22s22p63s23p63d104s1. C. 1s22s22p63s23p64s23d9.
B.1s22s22p63s23p63d94s1 D. 1s22s22p63s23d10
Câu 17. M�t nguy�n tư X c� tỉng s� electron � c�c ph�n líp p l� 11. H�y cho bi�t X thu�c vỊ nguy�n t� ho� h�c n�o sau ��y? Nguy�n t� X l�
A. nguy�n t� s. B. nguy�n t� p. C. nguy�n t� d. D. nguy�n t� f.
Câu 18. Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và cấu hình electron là:
A. Na,1s22s22p63s1. B.Mg, 1s22s22p63s2
C. F, 1s22s22p5. D.Ne, 1s22s22p6.
Câu 19. Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Kí hiệu hoá học của X là:
A. 5726 Fe B. 5527 Co C. 5728Ni D. 5626Fe
Câu 20. Cho dãy các nguyên tố nhóm IIA: Mg - Ca - Sr - Ba. Từ Mg đến Ba theo chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại thay đổi theo chiều:
tăng dần B. giảm dần C. tăng rồi giảm D. giảm rồi tăng
Câu21. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. X và Y thuộc chu kỳ và các nhóm nào sau đây?
Chu kỳ 2 và các nhóm IIA và IIIA.
Chu kỳ 3 và các nhóm IA và IIA.
C. Chu kỳ 2 và các nhóm IIIA và IVA.
D. Chu kỳ 3 và các nhóm IIA và IIIA.
Câu 22. Nguyên tử nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1. Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3. Số proton của X, Y lần lượt là:
A. 13 và 15 B. 12 và 14 C. 13 và 14 D. 12 và 15
Câu 23. Oxit cao nhất của nguyên tố X thuộc nhóm IVA chứa 53,33% oxi về khối lượng. X là:
A. C B. Si C. Sn D. Pb
Câu 24. Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố X phân bố vào phân lớp 3d6. X là
A. Zn B. Fe C. Ni D. S
Câu 25. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X và Y là các nguyên tố:
Al và Br B. Al và Cl C. Mg và Cl D. Si và Br.

Bài1. Có 3 nguyên tố X, Y, Z. Biết X ở chu kỳ 3, nhóm VIA; Y ở chu kỳ 4, nhóm VIIIA; Z ở chu kỳ 5, nhóm IA.
a) Viết cấu hình e. Cho biết số lớp e, số e trên mỗi lớp của mỗi nguyên tử?
b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
c) Cho biết tên mỗi nguyên tố.
Bài2. Nguyên tử A, B, C có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng lần lượt là 5s1 , 3d64s2 , 4p3 .
a) Viết cấu hình e đầy đủ của A, B, C.
b) Vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
c) Xác định vị trí trong hệ thống tuần hoàn, gọi tên.
d) Nguyên tử nào là kim loại, phi kim? Giải thích?
Bài4. Viết cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố sau, biết vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn là:
A ở chu kỳ 2, phân nhóm chính nhóm IV.
B ở chu kỳ 3, phân nhóm chính nhóm II.
C ở chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm III.
D ở chu kỳ 5, phân nhóm chính nhóm II.
Bài 5. Cho cấu hình e ngoài cùng của các nguyên tử sau là:
A : 3s1 B : 4s2 (là ngtố s)
a.Viết cấu hình e của chúng. Tìm A, B.
b.Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho A, B tác dụng: H2O, dung dịch HCl, clo, lưu huỳnh, oxi.
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bà6. Nguyên tố R thuộc phân nhóm chính nhóm III và có tổng số hạt cơ bản là 40.
a) Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của R.
b) Tính % theo khối lượng của R trong oxit cao nhất của nó.
Bài7. Nguyên tử của nguyên tố X thuộc nhóm VI, có tổng số hạt là 24.
a) Viết cấu hình e, xác định vị trí của X trong hệ thống tuần hoàn và gọi tên.
b) Y có ít hơn X là 2 proton. Xác định Y.
c) X và Y kết hợp với nhau tạo thành hợp chất Z, trong đó X chiếm 4 phần và Y chiếm 3 phần về khối lượng. Xác định công thức phân tử của Z.
ĐS: a) O ; b) C ; c) CO
Bài8. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ nhỏ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số p của chúng là 32. Xác định số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 12 ; 20
Bài9. A và B là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân của chúng là 24. Tìm số hiệu nguyên tử và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 8 ; 16
Bài10. A và B là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số p của chúng là 29. Xác định số hiệu nguyên tử và so sánh tính kim loại , tính phi kim của A, B ĐS: 14 ; 15
Bài11. A và B là hai nguyên tố ở hai nhóm A liên tiếp nhau trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số hiệu nguyên tử của chúng là 31. Xác định vị trí và viết cấu hình e của A, B.
ĐS: 15 ; 16
Bài12. C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kỳ trong hệ thống tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 51. Số nơtron của D lớn hơn C là 2 hạt. Trong nguyên tử C, số electron bằng với số nơtron. Xác định vị trí và viết cấu hình e của C, D.
ĐS: ZA = 12 ; ZB = 13
Bài13. Cho 10 (g) một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thì thu được 5,6 (l) khí H2 (đkc). Tìm tên kim loại đó.
ĐS: Ca
Bài14. Hòa tan hoàn toàn 5,85 (g) một kim loại B hóa trị I vào nước thì thu được 1,68 (l) khí (đkc). Xác định tên kim loại đó.
ĐS: K
Bài15. Cho 3,33 (g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước (d = 1 g/ml) thì thu được 0,48 (g) khí H2 (đkc).
a) Tìm tên kim loại đó.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
ĐS: a) Li ; b) 11,2%
Bài16. Cho 0,72 (g) một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì thu được 672 (ml) khí H2 (đkc). Xác định tên kim loại đó.
ĐS: Mg
Bài17. Hòa tan hoàn toàn 6,85 (g) một kim loại kiềm thổ R bằng 200 (ml) dung dịch HCl 2 (M). Để trung hòa lượng axit dư cần 100 (ml) dung dịch NaOH 3 (M). Xác định tên kim loại trên.
ĐS: Ba
Bài18. Để hòa tan hoàn toàn 1,16 (g) một hiđroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 (g) HCl.
a) Xác định tên kim loại R, công thức hiđroxit.
b) Viết cấu hình e của R biết R có số p bằng số n.
ĐS: Mg
Bài19. Khi cho 8 (g) oxit kim loại M phân nhóm chính nhóm II tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 20% thu được 19 (g) muối clorua.
a) Xác định tên kim loại M.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
ĐS: a) Mg ; b) 73 (g)
Bài20. Hòa tan hoàn toàn 3,68 (g) một kim loại kiềm A vào 200 (g) nước thì thu được dung dịch X và một lượng khí H2. Nếu cho lượng khí này qua CuO dư ở nhiệt độ cao thì sinh ra 5,12 (g) Cu.
a) Xác định tên kim loại A.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
ĐS: a) Na ; b) 3,14%
Bài21. Hòa tan 20,2 (g) hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước thu được 6,72 (l) khí (đkc) và dung dịch A.
a) Tìm tên hai kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2 (M) cần dùng để trung hòa dung dịch A.
ĐS: a) Na ; K ; b) 150 (ml)
Bài22.Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức RO3. Hợp chất khí của nó với hiđro có 5,88 % hiđro về khối lượng. Tìm R.
ĐS: S
Bài23 Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 82,35 % về khối lượng. Tìm R.
ĐS: N
Bài24. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH4. Trong oxit cao nhất của R có 53,3 % oxi về khối lượng. Tìm R.
ĐS: Si

Bài25. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2 : 3. Tìm R.
ĐS: S
Bài26. Nguyên tố R thuộc phân nhóm chính nhóm V. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 17 : 71. Xác định tên R.
ĐS: P
Bài27. X là nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 183 đvC.
a) Xác định tên X.
b) Y là kim loại hóa trị III. Cho 10,08 (l) khí X (đkc) tác dụng Y thu được 40,05 (g) muối. Tìm tên Y.
ĐS: a) Cl ; b) Al
Bài 28: Hợp chất A có công thức là MXx, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có N – P = 4; của X có N’ = P’ ( N,N’,P,P’ là số nơtron và số prôton). Tổng số proton trong MXx là 58. Xác định tên, số khối của M; tên và số thứ tự của X trong BTH. Viết cấu hình electron của X.
Đs: FeS2
Bài 29: Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M+ và ion X 2-. Tổng số hạt trong phân tử M2X là 140 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của ion M+ lớn hơn số khối của ion X2- là 23. Tổng số hạt trong ion M+ nhiều hơn trong ion X2- là 31 hạt.
Viết cấu hình e của các ion M+, X2-
Xác định vị trí của M và X trong BTH
ĐS: K và O
Bài 30: M là kim loại tạo ra 2 muối MClx, Mcly và 2 oxit MO0,5x , M2Oy. Tỉ lệ khối lượng của Cl trong hai muối là 1 : 1,173 và của oxi trong 2 oxit là 1 : 1,352.
Tính NTK của M.
b. Trong các đồng vị của M ( 55M, 56M, 57M, 58M) thì đồng vị nào phù hợp với tỉ lệ
P/N = 13/15
Đs: M = 55,74 ( Fe)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Chỉnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)