Bai tap on chuong 1
Chia sẻ bởi Đỗ Huyền Linh |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bai tap on chuong 1 thuộc Hóa học 10
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP PHẦN
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 1. Chọn phát biểu đúng của cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dương.
D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
Câu 2. Điện tích hạt nhân nguyên tử Z là:
A. số electron của nguyên tử.
B. số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
C. số proton trong hạt nhân.
D. số nơtron trong hạt nhân.
Câu 3. Chọn định nghĩa đúng nhất của đồng vị
A. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.
D. Đồng vị là những chất có cùng trị số của Z, nhưng khác nhau trị số A.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai? Electron là
A. là hạt mang điện tích âm.
B. có khối lượng 9,1095.10-31 kg.
C. chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
D. có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Câu 5. Nhận định các tính chất:
I. Các nguyên tử có cùng số electron xung quanh nhân.
II. Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
III. Các nguyên tử có cùng số nơtron trong hạt nhân.
IV. Cùng có hóa tính giống nhau.
Các đồng vị có cùng các tính chất
A. I + II B. I + III
C. I + II + IV D. I + II + III
Câu 6. Nhận định nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
A. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron, proton, nơtron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Tất cả những nguyên tử có cùng số khối đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. Tất cả những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 7. Khối lượng nguyên tử thường xấp xỉ với số khối A vì:
A. Số nơtron trong nhân xấp xỉ với số proton.
B. Ta đã bỏ qua khối lượng electron.
C. Thực ra đó là khối lượng nguyên tử trung bình của nhiều đồng vị.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai:
A.Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Câu 9. Cấu hình electron của nguyên tố X là
1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton
B. 11 proton, 13 nơtron
C. 11 proton, số nơtron không xác định được
D. 13 proton, 11 nơtron
Câu 10. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là:
A. nguyên tố s
B. nguyên tố p
C. nguyên tố d
D. nguyên tố f
Câu 11. Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?
A. lớp K B. lớp L
C. lớp M D. lớp N
Câu 12. Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, N). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:
A. 6 B. 8
C. 10 D. 2
Câu 13. Ở phân lớp 4d, số electron tối đa là:
A. 6 B. 10
C. 14 D. 18
Câu 14. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất của kim loại, phi kim hay khí hiếm là:
A. các electron lớp K
B. các electron lớp ngoài cùng
C. các electron lớp L.
D. các electron lớp M.
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Câu 1. Chọn phát biểu đúng của cấu tạo hạt nhân nguyên tử.
A. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton.
B. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton không mang điện và các hạt nơtron mang điện dương.
D. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton mang điện dương và các hạt nơtron không mang điện.
Câu 2. Điện tích hạt nhân nguyên tử Z là:
A. số electron của nguyên tử.
B. số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
C. số proton trong hạt nhân.
D. số nơtron trong hạt nhân.
Câu 3. Chọn định nghĩa đúng nhất của đồng vị
A. Đồng vị là những chất có cùng điện tích hạt nhân Z.
B. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số khối.
D. Đồng vị là những chất có cùng trị số của Z, nhưng khác nhau trị số A.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai? Electron là
A. là hạt mang điện tích âm.
B. có khối lượng 9,1095.10-31 kg.
C. chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
D. có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử.
Câu 5. Nhận định các tính chất:
I. Các nguyên tử có cùng số electron xung quanh nhân.
II. Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
III. Các nguyên tử có cùng số nơtron trong hạt nhân.
IV. Cùng có hóa tính giống nhau.
Các đồng vị có cùng các tính chất
A. I + II B. I + III
C. I + II + IV D. I + II + III
Câu 6. Nhận định nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
A. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
B. Tất cả những nguyên tử có cùng số electron, proton, nơtron đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Tất cả những nguyên tử có cùng số khối đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
D. Tất cả những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân Z đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 7. Khối lượng nguyên tử thường xấp xỉ với số khối A vì:
A. Số nơtron trong nhân xấp xỉ với số proton.
B. Ta đã bỏ qua khối lượng electron.
C. Thực ra đó là khối lượng nguyên tử trung bình của nhiều đồng vị.
D. Cả B và C đều đúng.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai:
A.Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
Câu 9. Cấu hình electron của nguyên tố X là
1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton
B. 11 proton, 13 nơtron
C. 11 proton, số nơtron không xác định được
D. 13 proton, 11 nơtron
Câu 10. Một nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11. Nguyên tố X là:
A. nguyên tố s
B. nguyên tố p
C. nguyên tố d
D. nguyên tố f
Câu 11. Nguyên tử của một nguyên tố có 4 lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân là: K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung bình cao nhất?
A. lớp K B. lớp L
C. lớp M D. lớp N
Câu 12. Nguyên tố lưu huỳnh S nằm ở ô thứ 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Biết rằng các electron của nguyên tử S được phân bố trên 3 lớp electron (K, L, N). Số electron ở lớp L trong nguyên tử lưu huỳnh là:
A. 6 B. 8
C. 10 D. 2
Câu 13. Ở phân lớp 4d, số electron tối đa là:
A. 6 B. 10
C. 14 D. 18
Câu 14. Trong nguyên tử, các electron quyết định tính chất của kim loại, phi kim hay khí hiếm là:
A. các electron lớp K
B. các electron lớp ngoài cùng
C. các electron lớp L.
D. các electron lớp M.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Huyền Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)