Bài tập nghiệp vụ cuối khoá
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Nhàn |
Ngày 05/10/2018 |
56
Chia sẻ tài liệu: bài tập nghiệp vụ cuối khoá thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết của việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chúng ta càng chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo và đầy đủ bao nhiêu thì càng có ý nghĩa chuẩn bị cho thế giới ngày mai bấy nhiêu. Trong đó vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng phương pháp khoa học đó là trường mầm non. Do tình hình thực tế một số nơi dân cư trên địa bàn huyện Đức Trọng nói chung, trường mầm non Sơn Ca nói riêng, trẻ phát âm còn sai hay lẫn lộn phụ âm (n - l, ch - tr, r - gi - d). Khi trẻ bước vào học trong trường phổ thông các cháu vẫn phát âm sai những lỗi sai đó mà bản thân trẻ cũng không hề hay biết. Vì vậy, khi đi học trẻ đọc những bài tập đọc hoặc viết chính tả gặp nhiều khó khăn, thường hay mắc lỗi dẫn đến những ảnh hưởng lớn trong học tập.
Chúng tôi là giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn gần gũi các cháu trong các hoạt động trên lớp, giờ ăn, giờ chơi… và các hoạt động của trẻ trong nhà trường. Chúng tôi luôn trăn trở để làm sao có biện pháp rèn phát âm cho trẻ để giúp trẻ phát âm đúng. Để sau này bước vào trường phổ thông cháu có nhiều thuận lợi trong học tập cũng như trong giao tiếp, cho nên chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu để tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ. Từ đó có hướng uốn nắn và rèn cho trẻ phát âm đúng, không để trẻ phát âm sai hoặc nói ngọng, giúp trẻ biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu trong lời nói.
II. Mục đích yêu cầu:
Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Từ đó nêu ra các biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận.
2. Khảo sát khả năng phát âm của trẻ.
3. Một số biện pháp tác động.
4. Kết luận sư phạm.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Đọc tài liệu.
2. Quan sát ghi chép.
3. Thực nghiệm sư phạm.
4. Xử lý số liệu.
V. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn.
2. Khách thể: 30 cháu trẻ mẫu giáo lớn ở trường Mầm Non Sơn Ca - Huyện Đức Trọng - Tỉnh Lâm Đồng.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I
I. Cơ sở lý luận ngữ âm.
1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt:
Có tính phân tiết cao, các âm tiết đứng cách nhau, mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với thanh điệu và làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết.
Vì vậy: Lời nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt nội dung thông báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát ra, từ đó hiểu được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra, ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang chức năng xã hôị. Những âm thanh cụ thể của lời nói, của mỗi cá nhân là những thực thể mang chức năng xã hội.
2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt:
Có 5 thành phần Sắp xếp theo sơ đồ sau:
Âm đầu
1
Thanh điệu
5
Vần
Âm điệu
2
Âm chính
3
Âm cuối
4
* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền.
- Thanh sắc.
- Thanh nặng.
- Thanh hỏi.
- Thanh ngã.
* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
* Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết, được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn (Hoan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)