BÀI TẠP NCTV VỀ NGHĨA CỦA TỪ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Thuận | Ngày 10/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: BÀI TẠP NCTV VỀ NGHĨA CỦA TỪ thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP VỀ NGHĨA CỦA TỪ

Bài1: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa.
a, Bố tôi cầm cái bay để trát tường.
b, Đàn sếu đã bay về.
c, Đạn bay rào rào.
d, Chiếc áo đã bay màu
Bài2: Phân chia các từ, các cụm từ sau thành 2 nhóm theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, miệng bát, miệng giếng, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, vết thương đã kín miệng, nhà có 4 miệng ăn
Bài 3: Tìm cặp từ trái nghĩa có trong hai câu sau:
Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng, trời âm u, biển nặng nề. Như một con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng, đăm chiêu, lúc sôi nổi, ồn ã.
Bài 4: Trong các từ "bén " dưới đây từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a, Cậu bé đi vội vã, chân không bén đất.
b, Họ đã quen hơi bén tiếng.
c, Con dao này bén (sắc) quá.
Bài 5: Tìm từ đồng nghĩa và phân biệt sắc thái nghĩa trong các dòng thơ sau.
a, Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.(nguyễn khuyến )
b, Tháng Tám mùa thu xanh thắm.(Tố Hữu)
c, Một vùng cỏ mọc xanh rì.(NGuyễn Du)
d, Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc.(Chế Lan Viên)
e, Suối dài xanh mướt nương ngô.(Tố Hữu)
Bài 6. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a, đậu tương - đất lành chim đậu - thi đậu
b, bò kéo xe - hai bò gạo - cua bò lổm ngổm
c, cái kim sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - một chỉ vàng
Bài 7: Gạch dưới từ đồng nghĩa trong đoạn thơ sau. Viết đoạn văn nêu rõ tác dụng của cách sử dụng những từ đồng nghĩa này.
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.
(Tố Hữu)
Bài 8: Tìm cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ dưới đây. Nói rõ tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa trong khổ thơ.
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)



ĐÁP ÁN VỀ NGHĨA CỦA TỪ
Bài 1.
- Từ nhiều nghĩa: bay (b), Bay (c), bay (d).
- Từ đồng âm: bay(b, c, d) - bay (a).
Bài 2.
- Nghĩa gốc: Từ "miệng" trong các cụm từ: miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung.
- Nghĩa chuyển: Các từ còn lại.
Bài 3.
Các cặp từ trái nghĩa: trong xanh >< âm u, nhẹ nhàng >< nặng nề, buồn >< vui, lạnh lùng >< sôi nổi.
Bài 4.
- Từ nhiều nghĩa: bén (a,b).
- Từ đồng âm: bén (c) - bén (a,b).
Bài 5.
- Từ đồng nghĩa: xanh ngắt, xanh thắm, xanh rì, xanh biếc, xanh mướt.
- Phân biệt sắc thái nghĩa:
+ xanh ngắt:xanh một màu trên diện rộng.
+ xanh thắm: xanh tươi và đằm thắm.
+ Xanh rì: xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.
+ xanh biếc: xanh lam đậm và tươi ánh lên.
+ xanh mướt: xanh tươi mỡ màng.
Bài 6.
Nghĩa của các từ đồng âm:
a. - Một loại cây trồng lấy quả, lấy hạt (đậu xanh, đậu tương ... )
- Tạm dừng lại (chim đậu ... )
- Đỗ, trúng tuyển (thi đậu)
b. - con bò (bò kéo xe)
- đơn vị đo lường (bò gạo)
- Di chuyển thân thể (cua bò)
c. - Sợi xe dùng để khâu vá.
- Lệnh bằng văn bản của vua chúa.
- hướng dẫn
- "đồng cân"
Bài 7.
- Từ đồng nghĩa: Bác, Người, Ông cụ.
- Tác dụng của các từ đồng nghĩa: Gọi "Bác" thân thiết, gần gũi như người ruột thịt, gọi "Người" cho nthấy sự suy tôn, kính trọng Bác, gọi "Ông cụ" cho thấy sự giản dị của Bác. (Đoạn văn tự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Thuận
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)