Bai tap nang cao oxi-luu huỳnh co phan dang cuc hay

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền | Ngày 27/04/2019 | 96

Chia sẻ tài liệu: bai tap nang cao oxi-luu huỳnh co phan dang cuc hay thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
DẠNG I: SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hóa học sau (nếu có xảy ra):
1. H2S + SO2 →
2. SO2 + SO3 →
3. Na2SO3 + KMnO4 + H2SO4 →
4. H2S + FeCl3 →
5. SO3 + Cl2 →
6. H2SO4 đặc + NaCl rắn →
7. Cu + H2SO4 đặc →
8. Cu + H2SO4 loãng →
Bài 2: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa.
a. H2SO4 ← SO2 ← ZnS → ZnO → ZnCl2
ZnSO4 → Zn
b. FeS2 → SO2 H2SO4 HCl
H2S → PbS
Bài 3a: Cho sơ đồ biến đổi hóa học.
H2S → S → FeS → H2S → SO2 → H2SO4
SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → S
a. Viết phản ứng hóa học biểu diễn sơ đồ trên (mỗi mũi tên là 1 phản ứng hóa học).
b. Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Xác định chất oxi hóa, chất khử.
Bài 3b:
a. FeS2 → SO2 → H2SO3 → K2SO3 → SO2 → S → H2S
b. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl
Bài 4: Bổ túc chuỗi phản ứng và gọi tên sản phẩm.
1. FeS2 + O2 → Akhí + Brắn
2. A + O2 → C
3. C + Dloãng → E(axit)
DẠNG II : NHẬN BIẾT, GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học , nhận biết các khí đựng trong các lọ riêng biệt: O2 ; N2 ; SO2 ; CO2 ; H2S.
Bài 2: Nhận biết các các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: H2O ; Na2SO3 ; Na2SO4 ; H2S ; H2SO4.
Bài 3: Nhận biết các dung dịch trong các lọ riêng biệt sau: Na2SO4 ; NaCl ; Na2CO3 ; H2SO4 ; NaOH.
Bài 4: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các dung dịch rất loãng riêng biệt sau: Na2SO4 ; CaCl2 ; Na2SO3 ; H2SO4 ; NaOH.
Bài 5: Không dùng thêm hóa chất nào khác (kể cả nước), nhận biết các chất lỏng đựng trong các lọ riêng biệt sau: H2O ; Na2CO3 ; Na2SO4 ; H2S ; H2SO4.
Bài 6:Trình bầy hiện tượng ,giải thích và viết phương trình
A,vì sao bạc bị đen xám khi tiếp xúc với ozon ? khí hidrosunfua?
B,dẫn khí ozon vào dd KI không màu sau đó cho mẩu quì tím vào dd
C, điều kiện để làm khô một chất khí là gì? Có thể làm khô các khí O2,SO2,Cl2,H2S bằng axit H2SO4 được ko? Cho H2SO4 vào đường mía bị chảy rữa có làm khô được không?
D, tại sao điều chế hidrosunfua từ sunfua kim loại ta thường dùng HCl mà ko dùng H2SO4 đậm đặc?
F,tại sao khi pha loãng H2SO4 ta ko cho từ từ H2SO4 đặc vào nước mà làm ngược lại?
DẠNG III: NUNG KIM LOẠI VỚI LƯU HUỲNH:
Bài 1: Nung 5,6 gam Fe với 4,8 gam S (trong bình kín không có oxi) đến phản ứng hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng dung dịch HCl dư, thu được chất rắn Z và khí Y.
a. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra và xác định các chất sau khi nung.
b. Tính thể tích khí Y sinh ra (đktc).
c. Tính khối lượng chất rắn Z.
Bài 2: Nung 6,5 gam Zn với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) đến phản ứng hoàn toàn. Hòa tan sản phẩm sau khi nung bằng 100 gam dung dịch HCl, thu được dung dịch A và khí B.
a. Viết phương trình phản ứng và gọi tên các chất trong B.
b. Tính nồng độ % dung dịch HCl cần dùng.
c. Tính % (V) các khí trong B.
d. Tính tỉ khối hơi của B đối với hiđro.
Bài 3: Nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S (trong bình kín không có oxi) thu được hỗn hợp X. Cho X phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch HCl, thu được khí A và dung dịch B.
a. Tính % (V) các khí trong A.
b. Dung dịch B phản ứng đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ dung dịch sau phản ứng.
Bài 4: Cho sản phẩm sau khi nung đến phản ứng hoàn toàn 5,6 gam Fe với 1,6 gam S vào 500 ml dung dịch HCl, thu được hỗn hợp khí bay ra và dung dịch A.
a. Tính % (V) các khí trong B.
b. Để trung hòa lượng axit dư trong A cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)