Bai tap mon KT DG KQ HT cua HS

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thơ | Ngày 05/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: Bai tap mon KT DG KQ HT cua HS thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

Bài tập
Môn: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Nhóm thảo luận:
1/ Ngô Thị Thơ
2/ Nguyễn thị Hoan
3/ Nguyễn Thị Xuyến
4/ Ngô Thị Tuyết Mai
5/ Nguyễn Đức Hưng
6/ Hồ Đình Minh
Lớp ĐHQL K3 – Bắc Giang
Bài tập I:
Nêu và phân tích mục đích và yêu cầu của công tác kiểm tra kết quả học tập. Liên hệ với thực kiểm tra, đánh giá kết quả ở nơi công tác.
1/ Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích:
*Để xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học trước, trong và sau khi kết thúc quá trình dạy học. Qua kiểm tra đánh giá giáo viên biết được trình độ hiểu biết của người học, biết được mức độ thực
hiện kỹ năng mục đích đề ra, biết được thái độ của người học đó như thế nào.
VD: Qua bài kiểm tra giáo viên thấy được sự hiểu biết, cách trải nghiệm, thái độ của học sinh với bài kiểm tra.
*Để thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh, thông báo, thông tin cho học sinh biết được sự tiến bộ của mình trong quá trình dạy học, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mình và khích lệ học sinh phấn đấu nhiều hơn.
VD: Học sinh biết điểm, lời khen, lời phê, lời nhận xét của giáo viên về bài kiểm tra của mình.
*Để cải tiến việc dạy và học để điều chỉnh hoàn thiện, thúc đẩy quá trình học tập từ thông tin phản hồi.
VD: Qua kiểm tra đánh giá bết vì sao? Nguyên nhân nào mà học sinh không thực hiện được bài tập hoặc làm chậm, làm xấu...
-> Từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung dạy học hoặc hỗ trợ thêm cho học sinh điều kiện gì.
*Để thừa nhận trình độ, năng lực học của học sinh, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
VD: Động viên, khen thưởng, cấp bằng... cho học sinh.
2/ Các yêu cầu trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Khách quan: Có ảnh hưởng đến quá trình phấn đấu cả đời của học sinh do đó đánh giá phải khách quan tránh chủ quan, định kiến, thiên vị.
VD: Học sinh làm bài đúng nhưng vì định kiến của giáo viên với học sinh đó mà cho điểm thấp hơn thì sẽ làm cho học sinh mất niềm tin ở chính mình hoặc chán nản không muốn phấn đấu.
* Quy chuẩn: Chuẩn về đề bài kiểm tra, bài thi, phương pháp, cách tổ chức, cách chấm, lưu kết quả.
VD: Đề bài kiểm tra phải đúng nội dung học sinh được học và thời gian kiểm tra phải ngay sau khi học. Tất cả bài thi, kiểm tra phải được lưu trữ.
*Giá trị: Câu hỏi, đề thi phải đo đúng mục đích đề ra thì mới có giá trị.
VD: Thi năng khiếu của học sinh thì sau hội thi phải chọn ra được những học sinh có năng khiếu nổi bật.
* Phát triển: Đề kiểm tra phải thúc đẩy học sinh phát triển trí tuệ, năng lực, kỹ năng. Thông qua các bài kiểm tra, bài thi học sinh thể hiện được tiềm năng của mình.
VD: Qua tổ chức trò chơi cũng có thể đánh giá được học sinh. Học sinh đó thực hiện trò ch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thơ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)