BAI TAP LÝ 10_CII

Chia sẻ bởi Nguyễn Kiếm Anh | Ngày 25/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: BAI TAP LÝ 10_CII thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
CHỦ ĐỀ 1: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỤC ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM
LÝ THUYẾT CƠ BẢN:
Tổng hợp lực.
Định nghĩa:
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật băng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.lực thay thế này gọi là hợp lực.
Quy tắc hình bình hành :
Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành,thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Diều kiện cân bằng của chất điểm
Muốn cho một chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

Phân tích lực
Định nghĩa:
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.các lực thay thế này gọi là các lực thành phần
Chú ý:
- Nếu hai lực cùng phương cùng chiều : F = F1 + F2
- Nếu hai lực cùng phương ngược chiều :
- Nếu hai lực hợp với nhau một góc :
- Nếu hai lực hợp với nhau một góc và F1 = F2:

Suy ra:
BÀI TẬP:
1. Quy tắc hình bình hành :Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành,thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
2.Chú ý
- nếu hai lực cùng phương cùng chiều : F = F1 + F2
- nếu hai lực cùng phương ngược chiều : 
- nếu hai lực hợp với nhau một góc :
- nếu hai lực hợp với nhau một góc và F1 = F2: 
Suy ra:
3.ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM:
Muốn cho một chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

Bài 1: Một quả cầu được treo thẳng đứng vào sợi dây có một đầu cố định (hình 9.1). Lực căng của sợi dây là 10 N. Tính khối lượng của quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 2: Hai lực có độ lớn giá của hai lực hợp với nhau một góc 1200 (hình 9.2). Tính lực F là tổng hợp của hai lực trên.
Bài 3: Một vật có trọng lượng 10 N được treo vào giữa một sợi dây có hai đầu cố định (hình 9.3), phương của hai sợi dây bất kỳ tạo với nhau một góc 1200. Tìm lực căng của hai dây OA và OB.
Bài 4: Một vật khối lượng m = 15 kg được giữ cố định ở mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng 300 (H9.4). Tìm lực của dây giữ vật và lực ép của vật vào mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s2.
Bài 5: Trên hình 9.5 vật có trọng lượng P =10N. OA là thanh cứng, nhẹ, dây OB không dãn. Tìm lực căng dây OB và áp lực của thanh OA lên giá đỡ.


CHỦ ĐỀ 2: CÁC ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
LÝ THUYẾT CƠ BẢN:
Định luật I: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc hợp lực tác dụng lên vật bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
Định luật II (định luật quán tính): vectơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật

(Trong trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực thì là hợp lực của các lực đó)
- Khối lượng là đại lượng vô hướng đặc trưng cho mức quán tính của các vật
- Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho vật gia tốc rơi tự do:
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật gọi là trọng lượng của vật
Định luật III: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn.

Lực và phản lực:
- Trong hai lực ta gọi một lực là lực tác dụng, lực kia là phản lực
- Tính chất của lực và phản lực:
+ Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời
+ Lực và phản lực có cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn, nhưng đặt lên hai vật khác nhau. Do đó lực và phản lực không cân bằng nhau, chúng là hai lực trực đối
BÀI TẬP: Phương pháp giải bài toán xác định lực tác dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kiếm Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)