Bài tập Lí lớp 11 Điện P II Word Document

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 26/04/2019 | 129

Chia sẻ tài liệu: Bài tập Lí lớp 11 Điện P II Word Document thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

BÀI TẬP ĐIỆN HỌC (Ph.II)
Với loạt bài tập này GV có thể tổ hợp thành bộ đề kiểm tra cuối chương; HS cũng có thể dựa vào đây để ôn luyện.

PHẦN II Chương ĐIỆN TRƯỜNG
A/. Câu hỏi trắc nghiệm
. Có hai điện tích điểm q1 và q2 được đặt cách nhau một khoảng nào đó. Nếu điện trường tại một điểm nằm trong đoạn thẳng nối hai điện tích bằng không thì ta có thể nói thế nào về dấu của hai điện tích này?
A. q1 và q2 đều dương B. q1 và q2 đều âm
C. q1 và q2 cùng dấu D. q1 và q2 trái dấu
2. Đường sức của điện trường tạo ra bởi một điện tích điểm âm có thể được biểu diễn bằng hình vẽ

A. B. C.


3. Phát biểu nào sai khi nói về các đường sức của điện trường?
A. Bất kỳ điểm nào trong điện trường cũng có đường sức đi qua.
B. Ngoại trừ nơi đặt điện tích, các đường sức không bao giờ cắt nhau.
C. Khoảng cách giữa những đường sức có thể giúp ta nhận xét về độ lớn của cường độ điện trường.
D. Thả tự do (vo =0) một hạt mang điện tích dương vào điện trường bất kỳ, nó sẽ chuyển động trên quỹ đạo trùng với một đường sức.
4. Nếu thả tự do (vo =0) một electron vào trong điện trường đều, thì electron sẽ:
A. chuyển động nhanh dần đều theo chiều đường sức.
B. chuyển động nhanh dần đều ngược chiều đường sức.
C. chuyển động thẳng đều theo chiều đường sức.
D. chuyển động thẳng đều ngược chiều đường sức.
5. Điện tích điểm Q được đặt tại O trong chân không. Tại điểm đặt của điện tích điểm q ở cách O khoảng r sẽ có điện trường với cường độ bằng bao nhiêu?Giả sử các điện tích khác đều ở rất xa Q và q.
A.  B.  C.  D. 
6. Một hạt bụi rất nhỏ khối lượng m mang điện tích âm có độ lớn q được phóng ra với vận tốc đầu vo dọc theo chiều đường sức của một điện trường đều, hạt bụi chuyển động chậm dần đều trên đường sức một quãng s rồi quay lại. Bỏ qua tác dụng của trọng lực, cường độ điện trường được tính theo công thức:
A.  B.  C.  D. 
Hai câu 7 và 8 dùng chung giả thiết:
Ba điện tích điểm dương cùng độ lớn q được đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a trong điện môi có hằng số điện môi .
7. Biểu thức đúng để tính cường độ điện trường tại một đỉnh của tam giác là:
A.  B.  C.  D. 
8. Nếu cả ba điện tích được thả ra cùng một lúc thì chúng ta sẽ:
A. vẫn nằm yên.
B. chuyển động nhanh dần đều ra xa nhau.
C. chuyển động nhanh dần ra xa nhau.
D. chuyển động thẳng đều ra xa nhau.
9. Một quả cầu kim loại tâm O, bán kính R nằm trong chân không mang điện tích Q ở rất xa các điện tích khác. Tại điểm M ở cách N khoảng d, có điện trường với cường độ E. Biểu thức cho ta tính được độ lớn của Q là:

A.

B. 
C. 
D. 
10. Trên trục Ox, tại O có đặt điện tích điểm q, vectơ cường độ điện trường do q sinh ra tại A và . Nếu tại điểm B ở cách A khoảng r/2 người ta đặt thêm điện tích điểm q’ thì vectơ cường độ tổng cộng tại A có cùng độ dài với  nhưng có chiều ngược lại. Như vậy ta có:





A.  B.  C.  D. 
11. Thả một electron vào một điện trường bất kỳ, nó sẽ:
A. chuyển động nhanh dần đều theo một đường sức.
B. chuyển động chậm dần đều theo một đường sức.
C. chuyển động từ điểm có điện thế cao sang điểm có điện thế thấp.
D. chuyển động từ điểm có điện thế thấp sang điểm có điện thế cao.
12. Tìm phát biểu đúng về quan hệ giữa công của lực điện và thế năng tĩnh điện:
A. Công của lực điện chính là thế năng tĩnh điện.
B. Công của lực điện là số đo độ biến thiên của thế năng tĩnh điện.
C. Lực điện sinh công dương thì thế năng tĩnh điện tăng.
D. Lực điện sinh công âm thì thế năng tĩnh điện giảm.

13. Tìm phát biểu đúng:
A. Trong điện trường, khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)