Bai tap lam van
Chia sẻ bởi Phạm Hùng Dương |
Ngày 10/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: bai tap lam van thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Kết bài mở rộng trong bài văn tả cảnh.
Trong quá trình giảng dạy ,chúng ta thường bắt gặp những kết bài mở đầu với : “ Em rất yêu……”, “ Em hứa sẽ….”. Những kết bài không mở rộng như vậy thường dễ viết nhưng khó hay vì đã đóng kín bài văn mất rồi. Vậy làm thế nào để có những kết bài không chỉ khép lại bài văn mà còn mở ra những ấn tượng cảm xúc cho người đọc?. Sẽ không khó nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng linh hoạt một số kết bài mở rộng sau đây:
Cách 1: Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ thông qua cử chỉ, hành động (đầy yêu mến ) đối với cảnh vật vừa miêu tả.
VD1: Tôi đứng lặng trước cửa lớp ngắm nhìn vẻ đẹp hiền dịu của ngôi trường trong nắng sớm mùa thu.( Tả ngôi trường).
VD2: Tôi dõi theo những con sóng lấp lánh đang đuôi nhau mải miết, lắng nghe tiếng ì oạp của ngọn nước đều đều vỗ nhẹ dưới chân và bất chợt thốt lên: “ Dòng sông chiều nay đẹp quá”. ( Tả cảnh sông nước).
Cách 2: thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng cách “ lưu giữ” một hình ảnh đẹp hoặc âm thanh đẹp ( gây ấn tượng mạnh) của cảnh vật.
VD1: Cơn mưa đã ngớt , nắng đã bừng lên rực rỡ mà hình ảnh cây lá trong vườn hớn hở đón mưa còn in đậm trong tâm trí tôi. ( Tả một cơn mủa)
VD2: Tôi đã trên đường tới trường mà những âm thanh trong trẻo. vui nhộn của buổi ban mai còn vang vọng bên tai tôi ( tả cảnh một buổi sáng).
Cách 3: Thể hiện tình cảm bằng cách nói lên ước mơ, những tưởng tượng về sự thay đổi tốt đẹp của cảnh vật.
VD : Ngắm nhìn hàng sấu non mới trồng bên đường , tôi nghĩ chỉ mấy năm nữa thôi, những cây sấu này sẽ xanh um tán lá, sẽ tỏa rợp bóng mát xuống mặt đường để đón những bước chân học trò chúng
tôi. ( tả hàng cây bên đường).
Còn nhiều cách kết bài mở rộng khác nữa. Mỗi cách kết bài có cái hay, cái hấp dẫn riêng. Trên đây là một số cách kết bài mở rộng để bạn đọc tham khảo.
Người viết: Thu Hiền
Trong quá trình giảng dạy ,chúng ta thường bắt gặp những kết bài mở đầu với : “ Em rất yêu……”, “ Em hứa sẽ….”. Những kết bài không mở rộng như vậy thường dễ viết nhưng khó hay vì đã đóng kín bài văn mất rồi. Vậy làm thế nào để có những kết bài không chỉ khép lại bài văn mà còn mở ra những ấn tượng cảm xúc cho người đọc?. Sẽ không khó nếu giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng linh hoạt một số kết bài mở rộng sau đây:
Cách 1: Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ thông qua cử chỉ, hành động (đầy yêu mến ) đối với cảnh vật vừa miêu tả.
VD1: Tôi đứng lặng trước cửa lớp ngắm nhìn vẻ đẹp hiền dịu của ngôi trường trong nắng sớm mùa thu.( Tả ngôi trường).
VD2: Tôi dõi theo những con sóng lấp lánh đang đuôi nhau mải miết, lắng nghe tiếng ì oạp của ngọn nước đều đều vỗ nhẹ dưới chân và bất chợt thốt lên: “ Dòng sông chiều nay đẹp quá”. ( Tả cảnh sông nước).
Cách 2: thể hiện cảm xúc, suy nghĩ bằng cách “ lưu giữ” một hình ảnh đẹp hoặc âm thanh đẹp ( gây ấn tượng mạnh) của cảnh vật.
VD1: Cơn mưa đã ngớt , nắng đã bừng lên rực rỡ mà hình ảnh cây lá trong vườn hớn hở đón mưa còn in đậm trong tâm trí tôi. ( Tả một cơn mủa)
VD2: Tôi đã trên đường tới trường mà những âm thanh trong trẻo. vui nhộn của buổi ban mai còn vang vọng bên tai tôi ( tả cảnh một buổi sáng).
Cách 3: Thể hiện tình cảm bằng cách nói lên ước mơ, những tưởng tượng về sự thay đổi tốt đẹp của cảnh vật.
VD : Ngắm nhìn hàng sấu non mới trồng bên đường , tôi nghĩ chỉ mấy năm nữa thôi, những cây sấu này sẽ xanh um tán lá, sẽ tỏa rợp bóng mát xuống mặt đường để đón những bước chân học trò chúng
tôi. ( tả hàng cây bên đường).
Còn nhiều cách kết bài mở rộng khác nữa. Mỗi cách kết bài có cái hay, cái hấp dẫn riêng. Trên đây là một số cách kết bài mở rộng để bạn đọc tham khảo.
Người viết: Thu Hiền
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Hùng Dương
Dung lượng: 3,67KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)