Bài tập dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân

Chia sẻ bởi Đinh Hữu Giang | Ngày 19/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: Bài tập dòng điện trong kim loại và trong chất điện phân thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Trắc nghiệm
Câu hỏi LÝ THUYẾT : 20s – 1 min
Câu hỏi BÀI TẬP : 1,5–2 min
Câu 1
Các kim loại đều
A. dẫn điện tốt, có điện trở suất không thay đổi.
B. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
C. dẫn điện tốt như nhau, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ.
D. dẫn điện tốt, có điện trở suất thay đổi theo nhiệt độ giống nhau.
Câu 2
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
A. các chất tan trong dung dịch.
B. các ion dương trong dung dịch.
C. các ion dương và ion âm dưới tác dụng của điện trường trong dung dịch.
D. các ion dương và ion âm theo cùng chiều điện trường trong dung dịch.
Câu 3
Chọn câu sai.
A. Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. Hạt tải điện trong kim loại là ion.
D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
Câu 4
Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. giảm đi.
B. không thay đổi.
C. tăng lên.
D. ban đầu tăng theo nhiệt độ nhưng sau đó giảm.
Câu 5
Chọn câu không đúng.
A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất.
C. Suất điện động nhiệt điện tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
D. Suất điện động nhiệt điện xấp xỉ tỉ lệ thuận với hiệu nhiệt độ giữa hai mối hàn của cặp nhiệt điện.
Câu 6
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động = 65 V/K được đặt trong không khí ở 20C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 232C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là:
A. 13 mV B. 13,58 mV
C. 13,98 mV D. 13,78 mV
Câu 7
Chọn câu đúng.
A. Khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, tất cả các phân tử của chúng đều bị phân li thành ion.
B. Số cặp ion được tạo thành trong dung dịch điện phân không thay đổi theo nhiệt độ.
C. Bình điện phân nào cũng có suất phản điện.
D. Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm.
Câu 8
Phát biểu nào dưới đây không đúng với kim loại?
A. Điện trở suất tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Hạt tải điện là các ion tự do.
C. Khi nhiệt độ không đổi, dòng điện tuân theo định luật Ôm.
D. Mật độ hạt tải điện không phụ thuộc nhiệt độ.
Câu 9
Đối với dòng điện trong chất điện phân:
A. Khi hòa tan axit, bazơ hoặc muối vào trong nước, các phân tử bị phân li thành các ion, ion dương là anion, ion âm là cation.
B. Trong dung dịch chất điện phân trung hòa điện, tổng số ion dương và tổng số ion âm bằng nhau.
C. Hạt tải điện trong dung dịch chất điện phân là các ion.
D. Dòng điện trong bình điện phân nào cũng tuân theo định luật Ôm.
Câu 10
Một bình điện phân chứa một dung dịch muối kim loại, điện cực bằng chính kim loại đó. Sau khi cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ, ta thấy khối lượng catôt tăng 1 gam. Catot làm bằng kim loại là:
A. sắt Fe = 56 ; hóa trị 3.
B. đồng Cu – 63,5 ; hóa trị 2.
C. bạc Ag = 108 ; hóa trị 1.
D. kẽm Zn = 65,5 ; hóa trị 2.
Câu 11
Nếu gọi là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu thì điện trở suất  của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức :
A. ; với  > 0.
B. ; với  < 0.
C. ; với  > 0.
D. ; với  < 0.
Câu 12
Nối cặp nhiệt điện đồng – costantan với một milivôn kế thành một mạch kín. Nhúng mối hàn thứ nhất vào nước đá đang tan và mối hàn thứ hai vào hơi nước sôi, thấy milivôn kế chỉ 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là:
A. 42,5 V/K B. 4,25 V/K
C. 42,5 mV/K D. 4,25 mV/K
Câu 13
Hạt tải điện trong kim loại là
A. các electron của nguyên tử.
B. các electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử.
C. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
D. các electron hóa trị đã bay tự do ra khỏi mạng tinh thể.
Câu 14
Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Đương lượng điện hóa của niken là k = 0,3 g/C. Khi cho dòng điện cường độ I = 5A chạy qua bình này trong khoảng thời gian t = 1 giờ thì khối lượng m của niken bám vào catôt là:
A. 5,4g B. 5,4mg
C. 1,5g D. 5,4kg
Câu 15
Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai điện cực bằng đồng. Khi cho dòng điện không đổi chạy qua bình này trong khoảng thời gian 30 phút, thì thấy khối lượng của catôt tăng thêm 1,143 g. Cho khối lượng mol nguyên tử đồng là A = 63,5 g/mol. Lấy số Faraday F  96500 C/mol. Dòng điện chạy qua bình điện phân có cường độ:
A. 0,965 A B. 1,93 A
C. 0,965 mA D. 1,93 mA
Câu 16
Cường độ dòng điện I chạy trong dây dẫn đồng chất có tiết điện đều S liên hệ với điện tích e, tốc độ trôi v, mật độ n của electron :
A. I = neSv B.

C. D. I = eSv
Câu 17
Hiện tượng phân li các nguyên tử hòa tan trong dung dịch điện phân
A. là kết quả chuyển động của dòng điện chạy qua chất điện phân.
B. là nguyên nhân của dòng điện chạy qua chất điện phân.
C. là dòng điện trong chất điện phân.
D. tạo ra các hạt tải điện trong chất điện phân.
Câu 18
Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định đương lượng điện hóa của kim loại nào đó, ta cần phải sử dụng các dụng cụ:
A. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây.
B. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây.
C. vôn kế, ampekế, đồng hồ bấm giây.
D. cân, ampe kế, vôn kế.
Câu 19
Để xác định số Faraday ta cần phải biết A và n của chất khảo sát, đồng thời phải đo :
A. khối lượng của chất đó bám vào một điện cực và cường độ dòng điện qua chất điện phân.
B. khối lượng của chất đó bám vào anôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion dương.
C. khối lượng của chất đó bám vào canôt và thời gian chạy qua chất điện phân của các ion âm.
D. khối lượng của chất đó bám vào một điện cực và điện lượng chạy qua chất điện phân.
Câu 20
Một bình điện phân dung dịch bạc nitrat, có điện trở là 5. Anôt của bình bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của bình là 20V. Cho biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là A = 108 g/mol và n = 1. Sau 32 phút 10 giây, Khối lượng m của bạc bám vào catôt là :
A. m = 8,64 g B. m = 8,64 mg
C. m = 4,32 g D. m = 4,32 mg
Câu 21
Dòng điện trong chất điện phân dùng để:
A. Xi mạ kim loại
B. Tinh luyện kim loại
C. Điều chế hoá chất
D. Tất cả đều đúng
Câu 22
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do
A. va chạm giữa các ion dương với nhau.
B. va chạm giữa các electron tự do và ion dương tại nút mạng tinh thể.
C. tương tác Coulomb giữa electron với ion dương tại nút mạng tinh thể.
D. các electron đẩy nhau.
HẾT
ĐÁP SỐ
9. C
10. C
11. C
12. A
13. C
14. D
15. B
16. A

B
C
C
C
C
D
D
B

17. D
18. A
19. D
20. A
21. D
22. B

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hữu Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)