Bài tập đọc hiểu nâng cao
Chia sẻ bởi Nguyễn Nguyệt Anh |
Ngày 26/04/2019 |
99
Chia sẻ tài liệu: Bài tập đọc hiểu nâng cao thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản?
Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?
Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
Bài 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến cangtin của Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng.
Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng.
Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.
Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở VN: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…
(Đâu rồi, chuyện tử tế? Nguyễn Nghĩa, http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre, ngày 04/12/2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.
Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này.
Câu 3. Theo tác giả, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người khi đến những nơi công cộng hiện nay là gì?
Câu 4. Anh/chị hãy đề xuất những biện pháp để nâng cao ý thức văn hóa ngày nay.
Câu 5. Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn... Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về điều đó.
Bài 3:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta... Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ... Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào
ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Nếu bước chân vào bất kì bệnh viện nào và hỏi bác sĩ về “bệnh vô cảm”, chắc chắn bạn sẽ không nhận được câu trả lời. Bởi đó là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh. “Bệnh vô cảm” là tình trạng chai sạn của tâm hồn, là thái độ sống thờ ơ, lãnh đạm trước những gì diễn ra xung quanh mình. Đáng sợ hơn là nó diễn ra ngay cả trước những đau khổ, mất mát của con người. Một ngày, bạn không còn biết yêu thương và cũng không căm ghét, không cảm nhận được hạnh phúc và cũng không động lòng trước đau khổ, không có khát vọng sống ý nghĩa… thì ắt hẳn, bạn đang có những “triệu chứng” của căn bệnh vô cảm đáng sợ kia. Nó không làm con người ta đau đớn hay chết đi về thể xác nhưng lại làm trái tim và tâm hồn chết dần trong sự lạnh lẽo. Và phải chăng “cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất là bạn để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống” như lời Nooc-man Ku-sin đã khẳng định?
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tập Hai, tr.75, NXBGDVN-2011)
Xác định phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản?
Theo tác giả, những “triệu chứng” của thói vô cảm là gì?
Tại sao tác giả lại cho rằng vô cảm là căn bệnh tồn tại ngoài xã hội chứ không phải đơn thuần trên giường bệnh?
4. Theo anh/chị mỗi người cần phải làm những gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
Bài 2:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tháng 4-2009, một cô sinh viên người Hàn Quốc đã viết thư cho Tuổi Trẻ thể hiện sự “không hiểu nổi” về việc chẳng thấy những người đến cangtin của Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) khi đó chịu xếp hàng.
Ngay lập tức diễn đàn về văn hóa xếp hàng được mở ra, nhiều người thấy chuyện kỳ cục đó và đã có một vài nơi người ta biết xếp hàng.
Nhưng hơn bốn năm sau, việc xếp hàng đang khiến nhiều người nghĩ rằng đó chỉ là trào lưu, qua từng đợt rồi đâu lại vào đó. Đến những nơi công cộng hiện nay, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người vẫn là cảnh chen lấn, giành chỗ.
Một nhà báo sống tại Pháp có thẻ VIP khi đi máy bay kể lại cảnh “ấn tượng” tại một số sân bay ở VN: “Mặc dù được ưu tiên không phải xếp hàng làm thủ tục nhưng cảnh chen lấn thiếu ý thức từ những vị khách VIP cũng luôn xảy ra. Có lần tôi làm thủ tục ở quầy, chỉ có vài khách đang đợi đến lượt. Vậy mà một ông từ đâu xộc tới chen vào trước chỗ tôi đứng với vẻ mặt tỉnh queo. Cô nhân viên phải nhắc nhở anh ta mới chịu lùi xuống xếp hàng. Nhưng thái độ thì không có gì là mắc cỡ. Có vẻ như đó là thói quen của vị khách VIP này…
(Đâu rồi, chuyện tử tế? Nguyễn Nghĩa, http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre, ngày 04/12/2014)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn.
Câu 2. Vấn đề xã hội nào được đề cập trong đoạn văn? Tác giả thể hiện thái độ gì khi bàn về vấn đề này.
Câu 3. Theo tác giả, nỗi sợ hãi vô hình của nhiều người khi đến những nơi công cộng hiện nay là gì?
Câu 4. Anh/chị hãy đề xuất những biện pháp để nâng cao ý thức văn hóa ngày nay.
Câu 5. Thậm chí có người còn cảm thấy băn khoăn với suy nghĩ tử tế chỉ có thiệt thòi, có người thì xem những chuyện không tử tế chẳng liên quan gì đến mình, chuyện thiếu tử tế lại nhiều hơn... Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về điều đó.
Bài 3:Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta... Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ... Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Nguyệt Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)