Bài tập dành cho Học sinh gioi hóa 10

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hùng | Ngày 23/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Bài tập dành cho Học sinh gioi hóa 10 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI T ẬP GIÀNH CHO HỌC SINH GIỎI
Môn HOÁ HỌC 10
Câu 1/
Ion AB4+ có tổng số electron là 10 hạt
Xác định A , B , Cho biết vị trí của A , B trong bảng tuần hoàn ?
Viết công thức cấu tạo , công thức lập thể của AB4+
Cho biết trạng thái lai hoá của A trong AB4+
Viết phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hoá sau :
A1 A2 A3 A4  A5  A6 A7 A8
Biết A1 là hợp chất của S và 2 nguyên tố khác và có phân tử khối = 51 đvc
Câu 2/
Cân bằng trong hệ H2(k) + I2(k)  2HI(k) được thiết lập với các nồng độ sau :
[H2] = 0,025 M ; [I2] = 0,005 M ; [HI] = 0,09M
Khi hệ đạt trạng thái cân bằng ấp suất của hệ biến đổi như thế nào ?
Tính hằng số cân bằng Kcb và nồng độ ban đầu của I2 và H2 ?
Câu 3/
Có 200 ml dd A gồm H2SO4 , FeSO4 và muối sunfat của kim loại M hoá trị 2 . Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dung dịch A thì dd A vừa hết H2SO4 . Cho thêm 130 ml dd B nữa thì thu được một lượng kết tủa . Lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155g chất rắn , dd thu được sau khi loại bỏ kết tủa được trung hoà bởi 20 ml dd HCl 0,25M
a) Xác định tên kim loại M ?
b) Tính nồng độ mol/lít các chất trong dd A ? Cho biết nguyên tử khối của M > nguyên tử khối của Na và hydroxit của nó không lưỡng tính .
Câu 4. Cho hỗn hợp A gồm có FeS2 và Cu2S (trong đó nFeS2 = 0,06 mol và nCu2S = a mol) tác dụng hết với dung dịch HNO3 . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch B chỉ chứa các muối sunfat ngoài ra còn thu được khí NO. Biết các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Tính a
Câu 5. Bằng cách nào để loại bỏ mỗi khí trong các hỗn hợp khí sau:
SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2
SO3 trong hỗn hợp SO3 và SO2
CO2 trong hỗn hợp H2 và CO2
HCl trong hỗn hợp HCl và CO2
HCl trong hỗn hợp HCl và H2S
HCl trong hỗn hợp HCl và Cl2
O3 trong hỗn hợp O3 và O2
O2 trong hỗn hợp O2 và CO2
Câu 6. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 (g) B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, được dung dịch D. Dung dịch D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc).
a. Xác định A, B, C, D.
b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Biết hợp chất C chứa 45,07% B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy.
Bài 7:
1/ Xác định số oxi hoá của các nguyên tử các nguyên tố trong các chất sau:
POCl3 ; Na2S2O3 ; NaAuCl4 ;
2/ Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
CuS + HNO3 ( S + NO + . . .
CrI3 + KOH + Cl2 ( K2CrO4 + KIO4 +…
HgS + HCl + HNO3 ( H2HgCl4 + NO + S + ...
3/ Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng sau: ( chưa học)
2NH3 + 3/2 O2 ( N2 + 3 H2O (1)
2NH3 + 5/2 O2 ( 2NO + 3H2O (2)
So sánh khả năng của 2 phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có xúc tác.
Cho năng lượng liên kết của:

NH3
O2
N2
H2O
NO

kJ/mol
1161
493
942
919
627

Bài 8:
l/ Có thể tồn tại những hỗn hợp khí sau đây không? tại sao? Nếu tồn tại thì trong những điều kiện nào? Nếu không tồn tại thì viết phương trình phản ứng xảy ra:
H2 và O2 ; O2 và Cl2 ; H2 và Cl2 ; HCl và Br2 ; SO2 và O2 ; HBr và Cl2 ; CO2 và HCl ; H2S và NO2 ; H2S và F2.
Bài 9:
Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)