Bài tập cơ bản lớp 9

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Vân | Ngày 27/04/2019 | 99

Chia sẻ tài liệu: bài tập cơ bản lớp 9 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CÁC DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP LỚP 9
1. Hỗn hợp 2 chất (trong đó có 1 kim loại là Cu hoặc Ag) tác dụng với axit HCl, H2SO4 loãng chỉ có 1 pthh tạo khí:
Bài 1: Cho 3g hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với 100 ml dd H2SO4 loãng dư thoát ra 1,568lit khí H2 (đktc).
Tính khối lượng Mg và Cu trong hỗn hợp.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại
Tính nồng độ mol dd H2SO4 loãng đã dùng.
Bài 2: Cho 0,6g hỗn hợp gồm Al và Cu tác dụng với dd HCl 1M thoát ra 0,336lit khí H2 (đktc).
Tính khối lượng Al và Cu trong hỗn hợp.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại
Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
Bài 3: Cho 1,5g hỗn hợp gồm Fe và Ag tác dụng với 200 ml dd H2SO4 loãng dư thoát ra 0,336lit khí H2 (đktc).
Tính khối lượng Fe và Ag trong hỗn hợp.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại
Tính nồng độ mol dd H2SO4 loãng đã dùng.
Bài 4: Cho 4,68g hỗn hợp gồm Fe và Ag tác dụng với dd HCl dư 2M thoát ra 1,008lit khí H2 (đktc).
Tính khối lượng Fe và Ag trong hỗn hợp.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại
Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
Bài 5: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, thu được 33,6 lit khí (đktc).
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Tính khối lượng muối thu được.
Bài 6: Cho 10g hỗn hợp hai kim loại: Al và Cu tác dụng với dd H2SO4 20%, thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc).
Viết PT phản ứng.
Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp.
Tính khối lượng dd H2SO4 cần dùng.
Bài 7: Cho 10g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Lọc lấy phần chất rắn không tan cho phản ứng với dd H2SO4 đặc, nóng thu được 1,12 lit khí (đktc).
Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất rắn trong hỗn hợp đầu.
Bài 8:Hòa tan 21,1g hỗn hợp A gồm Zn và ZnO bằng 200g dd HCl (vừa đủ) thu được dd B và 4,48 lit khí H2.
a) Xác định khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp A.
b) Tính C% của dd HCl đã dùng.
c) Tính khối lượng muối có trong dd B.
Bài 9: Cho 21g hỗn hợp bột nhôm và nhôm oxit tác dụng với dd HCl dư làm thoát ra 13,44 lit khí (đktc).
a) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b) Tính thể tích dd HCl 36% (D = 1,18g/ml) để hòa tan vừa đủ hỗn hợp đó.
2.Giải bài tập bằng cách lập hệ phương trình:
*Dấu hiệu nhận biết: xảy ra 2 phương trình hóa học, biết khối lượng hỗn hợp, số mol một chất có trong 2 phương trình hóa học.
Bài 1: cho 18,6 gam hỗn hợp gồm sắt và kẽm tác dụng với 100 ml dd HCl dư thu được 6,72 lit khí H2 (đktc)
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng
Bài 2: Cho 3,75g hỗn hợp gồm nhôm và magie tác dụng với dd H2SO4 loãng 0,1 M thu được 3,92lit khí H2 (đktc)
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tính thể tích dung dịch H2SO4 loãng 0,1 M đã dùng.
Bài 3: Cho 0,83g hỗn hợp gồm nhôm và sắt tác dụng với dd H2SO4 loãng dư thu được 0,56 lit khí H2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 4: Cho 56 g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 tác dụng với 200ml dd H2SO4 loãng dư. Sau pứ cô cạn dd thu được 136 g muối khan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đã dùng.
Bài 5: hòa tan hoàn toàn 12,1 g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dd HCl 3M
a. Tính % khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng dd H2SO4 có nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit trên.
Bài 6: Cho 40,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)