BÀI TÂP CHINH PHỤC KỲ THI MÔN SINH HỌC NĂM 2016 (VTV7)
Chia sẻ bởi Phan Thanh Thuận |
Ngày 27/04/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: BÀI TÂP CHINH PHỤC KỲ THI MÔN SINH HỌC NĂM 2016 (VTV7) thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
/
Sưu tầm: P2T- 7/2016
Đề số 1: Câu hỏi ôn tập Bài ADN – ARN – PrôtêinTop of Form
Câu 1:
Cho các bào quan sau đây ở tế bào nhân thực: nào sau đây không chứa axit nuclêic?
1. Ti thể.
2. Lạp thể.
3. Lưới nội chất hạt.
4. Lưới nội chất trơn.
5. Nhân tế bào
6. Lizôxôm.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2:
Trong chuỗi pôlinuclêôtit, nhóm phôtphat của nuclêôtit sau được gắn với thành phần nào của nuclêôtit trước nó?
A. Đường đêoxiribôzơ tại vị trí cacbon số 5’.
B. Nhóm phôtphat.
C. Đường đêoxiribôzơ tại vị trí cacbon số 3’.
D. Bazơ nitric.
Câu 3:
Có mấy điểm khác biệt trong cấu trúc hóa học của nuclêôtit với ribônuclêôtit trong các đặc điểm sau?
1. Vị trí liên kết giữa bazơ nitric với đường.
2. Cấu trúc của bazơ nitric.
3. Vị trí liên kết giữa nhóm phôtphat với đường.
4. Cấu trúc của đường.
5. Cấu trúc của nhóm phôtphat
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 4:
Cấu trúc của loại phân tử ARN nào dưới đây có thể hiện nguyên tắc bổ sung:
A. m-ARN. B. t-ARN.
C. r-ARN. D. t-ARN và r-ARN.
Câu 5:
Trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit, liên kết peptit được hình thành giữa
A. nhóm amin của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp.
B. nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp.
C. nhóm cacboxyl của axit amin này với nhóm amin của axit amin kế tiếp.
D. nhóm amin của axit amin này với nhóm cacboxyl của axit amin kế tiếp.
Câu 6:
Để hình thành cấu trúc không gian bậc 2 của prôtêin cần có mấy loại liên kết trong số các liên kết sau đây:
1. Liên kết peptit.
2. Liên kết phôtphodieste.
3. Liên kết đisunphua.
4. Liên kết hiđrô.
5. Liên kết ion
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7:
Trong các chức năng sau, có bao nhiêu chức năng không phải của prôtêin ?
1. Thành phần cấu trúc của các bào quan
2. Mang thông tin di truyền
3. Xúc tác cho các phản ứng sinh học
4. Điều hòa quá trình trao đổi chất.
5. Vận chuyển các chất trong cơ thể
6. Vận động của tế bào và cơ thể
7. Cung cấp nguồn năng lượng phổ biến nhất của cơ thể.
8. Chống lại tác nhân gây bệnh.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 8:
Hai phân tử ADN có cùng kích thước được kí hiệu là A và B. Phân tử A thì bền vững hơn phân tử B trong điều kiện nhiệt độ cao. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do đâu?
A. Các liên kết hidrô ở phân tử A bền vững hơn so với ở phân tử B.
B. Số cặp G-X ở phân tử A nhiều hơn so với ở phân tử B.
C. Số cặp A-T ở phân tử A nhiều hơn ở phân tử B.
D. Các liên kết phôtphodieste ở phân tử A bền vững hơn so với ở phân tử B.
Câu 9:
Loại ARN nào có nhiều chủng loại nhất trong tế bào?
A. ARN vận chuyển. B. ARN ribôxom.
C. ARN thông tin. D. ARN ribôxom và ARN vận chuyển.
Câu 10:
Khi cho các ADN sợi đơn thuộc các loài khác nhau “lai” với nhau thành phân tử ADN “lai” hai mạch rồi tiến hành thí nghiệm nhằm xác định nhiệt độ tại đó phân tử ADN lai bị tách rời thành 2 mạch đơn được gọi là nhiệt độ “nóng chảy”. Điều nào dưới đây được rút ra từ việc xác định nhiệt độ nóng chảy là đúng?
A. Nhiệt độ nóng chảy càng cao thì hai loài có quan hệ họ hàng càng xa.
B. Nhiệt độ nóng chảy càng thấp thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Thuận
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)