Bài tập cấu tạo nguyên tử khó

Chia sẻ bởi Trương An | Ngày 27/04/2019 | 106

Chia sẻ tài liệu: Bài tập cấu tạo nguyên tử khó thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

Bài tập về Cấu tạo nguyên tử
Câu 1:
a, Hãy sắp xếp các nguyên tử và ion sau theo chiều tăng của số electron độc thân và giải thích: Mg(z = 12), P(z = 15), Cr (z= 24), S(z = 16), K(z = 19), Fe3+(z = 26), Fe(z = 26)
b. Hợp chất ion A được tạo nên từ cation M2+ và anion X2-. Trong phân tử A tổng số hạt proton, nơtron và electron là 84 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số hạt mang điện trong M2+ nhiều hơn trong X2-là 20 hạt. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử của M, X và công thức phân tử của A.
Bài giải:
a,Xác định số e độc thân của các nguyên tử và ion bằng cách biểu diễn các e trên obitan nguyên tử:
Mg
(z = 12)
P
(z = 15)
Cr
(z= 24)
S
(z = 16)
K
(z = 19)
Fe3+
(z = 26)
Fe
(z = 26)

0
3
6
2
1
5
4





Thứ tự: Mg, K, S, P, Fe, Fe3+, Cr
b, -Hợp chất A được tạo thành từ cation M2+ và anion X2- nên có CTPT là MX
Giả sử số proton và số electron của M và X trong A lần lượt là z1, n1 và z2, n2
- Theo đề bài ta có hệ pt:
2z1 + n1 + 2z2 + n2 = 84
2z1 + 2z2 – (n1+ n2) = 28
2z2 – 2 – ( 2z1 + 2) = 20
 z1 = 20, n1 = 20, z2 = 8, n2 = 8
- M là Ca : z= 20, A = 40
X là O: z= 8, A = 16
=>A là CaO.
Câu 2:
1)Chất X có công thức phân tử ABC ( với A, B, C là kí hiệu của 3 nguyên tố). Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa B và C gấp 10 lần số khối của A, tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A.
Tìm công thức phân tử của X, viết công thức cấu tạo, công thức electron của X.
So sánh có giải thích tính axit của các chất: ABC, ABC2, ABC3, ABC4.
2)Tại sao nguyên tố Hidro được xếp vào vị trí nhóm IA và cũng có thể xếp vào nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
Bài giải:
1) Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, ZA + ZB + ZC = 26 (*) , NA + NB + NC = 30
vậy tổng số khối là 56
Ta có hệ
AA + AB + AC = 56
AB – AC = 10 AA
AB + AC = 27 AA
giải hệ được AA = 2 => A là H (z=1)
AC = 17, từ đk bền của nguyên tử 1≤ N/Z ≤1,5
=> C là O ( z=8) hoặc N ( z=7)
X là HClO , CTCT H-O-Cl (O, Ct electron:

O ( z=8)
N ( z=7)

ZB ( tính theo pt *)
17
 18


B là Cl
loại vì là khí hiếm





Tính axit: HClO < HClO2Khi điện tích của nguyên tử Cl càng lớn thì liên kết O – H càng phân cực mạnh, khi đó H càng linh động và tính axit càng mạnh
2) H : z=1 xếp ở nhóm IA vì có cấu hình e là 1s1.
H xếp ở nhóm VII A vì:
- giống các Halogen có xu thế nhận 1 e để đạt cấu hình bền của khí hiếm.
- là một phi kim, có độ âm điện tương đối lớn. tính chất hóa học giống halogen ( VIIA) hơn tính chất của kim loại kiềm (IA)
- đơn chất là X2 , X – X giống cấu tạo của các đơn chất halogen.
Câu 3: Anion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6 .
a.Viết cấu hình electron và sự phân bố electron trong obitan của nguyên tử X.
b.Cho biết vị trí của X trong Bảng tuần hoàn? Tên gọi của X? Giải thích bản chất liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương An
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)