Bài tập ADN trong các đề thi đại học

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cường | Ngày 27/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: Bài tập ADN trong các đề thi đại học thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI THỬ LẦN I
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1 ( CĐ 2011): Một gen có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 600 nuclêôtit. Số nuclêôtit mỗi loại của gen trên là
A. A = T = 1200; G = X = 300. B. A = T = 600; G = X = 900.
C. A = T = 300; G = X = 1200. D. A = T = 900; G = X = 600.
Câu 2( CĐ 2011): : Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở
A. đầu 5` của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
B. đầu 3` của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
C. đầu 3` của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. đầu 5` của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
Câu 3( CĐ 2011): Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 4( ĐH 2011): Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3` → 5`. (3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3` → 5`.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 5( ĐH 2011): Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có 900 nuclêôtit loại guanin. Mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại ađênin chiếm 30% và số nuclêôtit loại guanin chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750. B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150.
C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150. D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
Câu 6( ĐH 2011): Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm và có số nuclêôtit loại timin nhiều gấp 2 lần số nuclêôtit loại guanin. Gen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 2798 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của alen a là:
A. A = T = 800; G = X = 399. B. A = T = 801; G = X = 400.
C. A = T = 799; G = X = 401. D. A = T = 799; G = X = 400
Câu 7( ĐH 2011): Cho các thông tin sau đây
(1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
(2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất.
(3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
(4) mARN sau phiên mã phải được cắt bỏ intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là
A. (2) và (3). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 8( ĐH 2011): Một trong những đặc điểm khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. số lượng các đơn vị nhân đôi. B. nguyên tắc nhân đôi.
C. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)