Bài tập

Chia sẻ bởi Lê Minh Thiện | Ngày 26/04/2019 | 102

Chia sẻ tài liệu: Bài tập thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

ÔN VĂN
BÀI TẬP 1 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
” Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ. (…)
Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại thấm thía thêm một tầng nữa.Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn.Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ mới một cách rõ rệt.Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mộng lên tiên, một giấc mộng rất xưa .Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xưa ai nấy về hạ giới.Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn tả lòng ham sống bồng bột trong thơ ĐơNô-ai và trong văn Gi-nơ.(…)
Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len.(…)
Trái hẳn với lối thơ tả chân Hàn Mặc Tử- Chế Lan Viên .Cả hai đều chịu ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bơ-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ ét-gaPô, tác giả tập ” Chuyện lạ”.Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơle, ét-gaPô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đơ-le, ét-gaPô và đi thêm một đoạn nữa gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa.(…)
Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp. ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng .Sự thực đâu có thế.Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn thơ Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hoá hoàn toàn .Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến ĐơNô-ai … Thi văn Pháp không mất bản sắc Việt Nam .Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải”
(Theo Hoài Thanh-Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)
1/  Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt  nào ?
2/ Tác giả viết về vấn đề gì? Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
3 Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không? Tác dụng?


BÀI TẬP 2 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
« …. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. »
1/  Đoạn trích viết theo phong cách nào ? Phương thức biểu đạt  nào ?
2/ Xác định ý chính của đoạn văn?
3/ Chỉ ra và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
BÀI TẬP 3 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
Trên những trang vở học sinh
Trên bàn học trên cây xanh
Trên đất cát và trên tuyết
Tôi viết tên em
…Trên sức khỏe được phục hồi
Trên hiểm nguy đã tan biến
Trên hi vọng chẳng vấn vương
Tôi viết tên em
Và bằng phép màu một tiếng
Tôi bắt đầu lại cuộc đời
Tôi sinh ra để biết em
Để gọi tên em
TỰ DO
(Tự do – Pôn Ê-luy-a – SGK Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1,tr. 120)
1/. Cho biết đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào? (0,25 điểm)
2/. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên (0,5 điểm)
3/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)
4/ Anh/chị hãy giải thích ngắn gọn mục đích của tác giả khi viết từ TỰ DO ở cuối bài thơ bằng chữ in hoa? (0,5 điểm)
BÀI TẬP 4 : Đọc kỹ đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau :
“Tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái
“(1) Hôm rồi tôi có dịp ghé nhà một ông tá hải quân cùng quê chơi. Ông hiện phụ trách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Thiện
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)