Bai tap 6

Chia sẻ bởi Hồ Anh Dũng | Ngày 07/05/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: bai tap 6 thuộc Excel

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 5
PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
http://phuctuy.violet.vn/present/show/entry_id/388453

1/ Khái niệm về phương pháp
công tác Đội
+ Phương pháp: là lề lối, cách thức, biện pháp tiến hành một họat động nhằm đạt được mục tiêu của họat động đó.
+ Phương pháp công tác Đội: là lề lối, cách thức, biện pháp tổ chức họat động Đội nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc GD và phát triển nhân cách tòan diện cho đội viên theo mục tiêu GD của Đội.
Khái niệm về phương pháp
công tác Đội
+ PP công tác Đội thống nhất với PP dạy học và giáo dục-tự GD nhưng có những nét đặc thù:
- Đề cao vai trò tự quản, tự GD của đội viên.
- Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, sự định hướng giáo dục, hướng dẫn của phụ trách và họat động tự quản, tự giáo dục của đội viên.
+ PPCTĐ bao gồm hệ thống 6 PP chính có mối quan hệ mật thiết với nhau và được phối hợp sử dụng trong mỗi họat động Đội.
2/ Các phương pháp CTĐ:
2.1 PP họat động tập thể mang tính xã hội,
hữu ích.
+ Ý nghĩa:
- Tạo điều kiện tốt trong việc GD,tự GD và rèn luyện của đội viên.
- Họat động tập thể giúp ĐV tự khẳng định mình, gắn bó với tập thể và giúp nhau cùng tiến bộ.
- Trong họat động Đội,ĐV được tiếp xúc, nhập cuộc vào đời sống hàng ngày,góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Yêu cầu sư phạm:
- Giúp ĐV hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của các họat động tập thể và xã hội.
- Trong mỗi họat động phải để các em tự bàn bạc đề xuất,lập kế họach và tìm biện pháp tổ chức thực hiện.
- Chuẩn bị họat động,phải dự kiến những tình huống, khó khăn và biện pháp giải quyết ( dự kiến những phương án khác nhau )
Khái niệm về phương pháp
công tác Đội
- Phân công phải phù hợp năng lực ĐV và tập thể.
- Biết sử dụng các biện pháp thi đua để động viên, khuyến khích ĐV tham gia tích cực trong họat động.
- Khi hòan thành họat động, phải tiến hành sơ kết, tổng kết kịp thời, đánh giá công bằng và khách quan kết quả họat động của các em.
2.2 Phương pháp trò chơi và vui chơi:
+ Ý nghĩa :
- Trò chơi có tầm quan trọng và cần thiết trong đời sống của thiếu nhi.
- Trò chơi còn là phương pháp giáo dục thiếu nhi có hiệu quả.
+ Yêu cầu sư phạm :
- Nội dung, hình thức trò chơi phải phù hợp đặc điểm người chơi ( về lứa tuổi, giới tính, thể chất…)
- Luôn đổi mới hình thức trò chơi tạo sự hấp dẫn cho các em. Nội dung và mức độ yêu cầu của trò chơi cần được nâng cao dần.
- Lựa chọn trò chơi ( về ND và HT ) phải phù hợp với yêu cầu GD và phải có sự chuẩn bị chu đáo(phương tiện, luật chơi...)
- Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự an tòan và sự thành công của trò chơi ( nhất là đối với những trò chơi vận động, dã ngọai, trò chơi lớn, cắm trại…)
- Người phụ trách cần có sổ tay để tích lũy và sáng tạo trò chơi cho các em.
- Cần có các điểm vui chơi và có sự giám sát của người lớn trong quá trình các em vui chơi.
2.3 Phương pháp thuyết phục trong CTĐ:
+ Thuyết phục bằng lời:
- Được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh họat Đội, hội thảo, phát thanh, gặp gỡ trò chuyện trực tiếp với ĐV.
- Chủ yếu là phân tích, giảng giải, chứng minh để giúp các em hiểu, tin và làm theo điều tốt, phê phán và từ bỏ điều xấu.
- Các yêu cầu:
* Cần tạo không khí chân thành,cởi mở, hấp dẫn.
* Lời nói: rõ ràng, sinh động, ngắn gọn, có sức thuyết phục.
* Động viên đa số ĐV tham gia tích cực và chú ý lắng nghe ý kiến của các em.

+ Thuyết phục bằng gương tốt, điển hình:
- Có tác động mạnh mẽ đến quá trình tự giáo dục của các em.
- Có thể sử dụng:
* Gương của Bác Hồ
* Gương danh nhân, anh hùng,liệt sĩ…
* Truyền thống dân tộc, địa phương, nhà trường,liên đội…
2.4 PP giao nhiệm vụ cho ĐV tập thể Đội
+ Ý nghĩa:
- Có tác dụng lôi cuốn tất cả đội viên vào công tác Đội.
- Kích thích tính tích cực, chủ động ,sáng tạo của ĐV trong công việc.
- Giáo dục lòng tự tin,tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự quản trong việc thực hiện công việc.
+ Yêu cầu sư phạm:
- Đảm bảo tính vừa sức và khả năng hòan thành nhiệm vụ của các em.
- Giúp ĐV và tập thể hiểu sâu sắc nhiệm vụ được giao, tiếp nhận nhiệm vụ với tinh thần phấn khởi, trách nhiệm cao.
- Phân công hợp lý để không ảnh hưởng đến các họat động khác của các em.
- Phải giám sát, kiểm tra, đôn đốc,kịp thời phát hiện và giúp các em giải quyết khó khăn.
- Khi đánh giá phải công bằng, khách quan và kịp thời.
2.5 PP thi đua trong CTĐ:
+ Ý nghĩa:
- Đề cao, kích thích sự phấn đấu vươn lên giành kết quả cao trong họat động.
- Nếu thực hiện tốt, thi đua tạo nên sức mạnh tổng hợp trong họat động.
+ Yêu cầu sư phạm:
- Cần giải thích cho ĐV nắm vững mục đích, nội dung, tiêu chuẩn thi đua.
- Hình thức thi đua phải phong phú, sinh động, nghiêm túc, tránh qua loa đại khái, hình thức chủ nghĩa.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng, giáo dục tinh thần cầu thị, đòan kết, tự hào lành mạnh; tránh những tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi, ganh đua cay cú.
- Đánh giá tổng kết thi đua phải công bằng, dân chủ, công khai.
2.6 PP khen thưởng và khiển trách:
+ Ý nghĩa:
- Khen thưởng: động viên sự tiến bộ.
- Khiển trách: khéo léo nhắc nhở,GD để các em nhanh chóng tiến bộ ( khác với kỷ luật mang tính hành chính )
+ Hình thức khen thưởng.
+ Hình thức khiển trách
+ Yêu cầu sư phạm:
- Khách quan, công bằng, chính xác.
- Phát huy vai trò tự quản của các em trong việc xem xét khen thưởng hoặc khiển trách.
- Cần phối hợp với các lực lượng GD có liên quan trong việc xem xét khen thưởng, khiển trách đội viên.
- HẾT -
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Anh Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)