Bai soan sinh 11nang cao-hk2 (bai 34-47)

Chia sẻ bởi Thái Thành Tài | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: bai soan sinh 11nang cao-hk2 (bai 34-47) thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:







Học kỳ II


Năm học 2011-2012
---- ( ((----




Chương III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

I. Khái niệm:
1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển:
- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, kích thước tế bào làm cho cây lớn lên trong từng giai đoạn, tạo cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, phân hóa tế bào, mô và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Lưu ý: Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
2. Chu kì sinh trưởng và phát triển:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
3. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển:
- Giữa sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết, liên tiếp và xen kẽ nhau trong đời sống thực vật. Sự biến đổi về số lượng rễ, thân, lá dẫn đến sự thay đổi về chất lượng ở hoa, quả, hạt.
- Sinh trưởng và phát triển của thực vật được chia làm 2 pha:
+ Sinh trưởng phát triển sinh dưỡng: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá) chiếm ưu thế.
+ Sinh trưởng phát triển sinh sản: Hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt) chiếm ưu thế.
II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật:
1. Sinh trưởng sơ cấp:
- Sinh trưởng của thân và rễ cây theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
- Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm.
2. Sinh trưởng thứ cấp:
- Sinh trưởng theo chiều ngang (chu vi) của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên.
- Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây hai lá mầm, cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng:
- Sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố bên trong (đặc điểm di truyền của loài, các hoocmon sinh trưởng) và các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng khoáng).
- Trong trồng trọt phải đảm bảo đầy đủ, cân đối các điều kiện trên mới cho thu hoạch dạt năng suất cao.



































































Bài 35. Hoocmôn thực vật

I. Khái niệm:
Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây.






II. Các loại hoocmôn (Hoocmôn kích thích sinh trưởng và Hoocmôn ức chế sinh trưởng):
Loại hoocmon
Nơi tổng hợp
Tác dụng sinh lí

Auxin
Các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt.
- Làm tăng kéo dài tế bào ( Kích thích thân, rễ kéo dài.
- Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên.
- Gây hiện tượng hướng động
- Phát triển quả, tạo quả không hạt.
- Ức chế sự rụng lá, quả, ra rễ.

Giberelin
Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi đang sinh trưởng.
- Kích thích phân chia tế bào ( thân mọc dài ra, lóng vươn dài.
- Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt.
- Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt.
- Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ.

Xitokinin
Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non.
- Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ
- Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên.
- Kìm hãm già hóa.
- Kích thích nảy mầm, nở hoa.

Axit abxixic
Chủ yếu ở lá, tích luỹ trong các cơ quan già, cơ quan đang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thái Thành Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)