Bài soạn môn CSDL

Chia sẻ bởi Cao Trung | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: Bài soạn môn CSDL thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:


Chương I Phụ thuộc hàm

Một số vấn đề thường xảy ra trong thiết kế cơ sở dữ liệu
Xét lược đồ quan hệ NC(TCC, DCC, TMH, GIA)
Một số vấn đề nảy sinh:
Sự dư thừa:
Địa chỉ của người cung cấp sẽ được lặp lại mỗi khi một mặt hàng được cung cấp
Ví dụ:
TCC
DCC
TMH
GIA

A
10-Lê lợi
Bắp1
10000

B
12-Hùng vương
Cafe
6000

A
10-Lêlợi
Bắp 2
30000

C
20-Nguyễn huệ
Kẹo
15000

B
22-Nguyễn huệ
Cafe
15000

 Người cung cấp A lặp lại hai lần.
Sự mâu thuẩn khi bổ sung
Nếu một người cung cấp hàng, cung cấp mặt hàng mới nhưng địa chỉ bị thay đổi lúc này sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn vì một người có hai địa chỉ.
Sự bất thường khi loại bỏ
Khi cần xoá các mặt hàng được cung cấp bởi một người ta lại xoá hết các thông tin về người đó.
Ví dụ: Trong bảng trên nếu xoá mặt hàng cafe thì tên người cung cấp và địa chỉ cũng bị xoá theo. Vì vậy ta không tìm được khi cần thiết.
Sự bất thường khi bổ sung
Ta không thể ghi địa chỉ cho người cung cấp hàng nếu người đó chưa cung cấp mặt hàng nào. Ta có thể đặt giá trị Null cho tên mặt hàng và giá của một bộ cho người cung cấp mới, nhưng khi ta đưa vào một mặt hàng đối với người cung cấp này, ta có nhớ để xoá các bộ có giá trị Null hay không.
Những nhược điểm trên sẽ được khắc phục nếu ta thay quan hệ
NCC(TCC, DCC) CC(TCC, TMH, GIA).
Các phụ thuộc hàm
Các quan hệ có thể sử dụng để mô hình hoá thế giới thực. Mỗi bộ của quan hệ có thể biểu diễn thông tin về một thực thể hoặc về mối quan hệ giữa các thực thể. Trong nhiều trường hợp không phải mội tập hợp hữu hạn các bộ có thể là giá trị hiện hành của một quan hệ trên lược đồ cơ sở dữ liệu đã cho.
Ta phân biệt hai loại hạn chế trên các quan hệ:
Hạn chế phụ thuộc vào ngữ nghĩa của miền
Hạn chế này phụ thuộc vào sự hiểu biết các thành phần nào của một bộ là có nghĩa chẳng hạn không thể có người có chiều cao là 3m. Còn một người có tuổi đời 30 tuổi thì không có thâm niên công tác là 32. Những hạn chế này cho phép tạo ra các ràng buộc trong quá trình nhập và xử lý dữ liệu.
2. Hạn chế liên quan đến các giá trị giữa các thuộc tính trên quan hệ.
Hạn chế này không phụ thuộc vào giá trị trong các thành phần của mỗi bộ mà phụ thuộc vào:
Hai bộ có trùng nhau trong một thành phần nhất định nào đó hay không, trong chương này sẽ nghiên cứu kỹ loại hạn chế như vậy, được gọi là phụ thuộc hàm.
Một số quy ước:
Các chữ cái in hoa ở đầu dãy anphabê(A, B, C,…) dùng để ký hiệu các thuộc tính.
Các chữ cái in hoa ở cuối dãy anphabê(U, V, X, Y, Z) để ký hiệu tập các thuộc tính
Chữ cái R để ký hiệu lược đồ quan hệ. Nếu một lược đồ quan hệ R có các thuộc tính A, B, C thì ta viết R = ABC = {A, B, C}
Phép ghép được sử dụng thay cho phép hợp . Chẳng hạn:
AB được viết AB, XY được viết XY.
III. Cơ sử lý luận của phụ thuộc hàm
1. Định nghĩa: Cho lược đồ quan hệ R. X , YR, r là quan hệ trên R, r thoả mãn phụ thuộc X→Y (X xác định Y) t1,t2 r: t1(X)=t2(X) t1(Y)=t2(Y).
X→Y là một phụ thuộc hàm của Rhiện hành r của R đều thoả mãn X→Y
Ví dụ:
Cho R = ABC và các phụ thuộc hàm A→B, B→C.
Dễ thấy: Nếu quan hệ r trên R thoả A→B, B→C thì R cũng thoả A→C.
t1,t2r. Giả sử t1(A)=t2(A) .
Vì r thoả A→B t1(B)=t2(B).
Vì r thoả B→C t1(C)=t2(C).
Vậy t1,t2 r, t1(A)=t2(A)  t1(C)=t2(C).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)