Bài soạn lịch sử 8 - T40

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Hiếu | Ngày 24/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: bài soạn lịch sử 8 - T40 thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Vua Hàm Nghi lên ngôi lúc 14 tuổi
Vua Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi tên thật là Ưng Lịch (em ruột của vua Kiến Phúc) lên ngôi lúc 14 tuổi. Là vị vua trẻ tuổi, yêu nước, có tinh thần chống Pháp, tiêu biểu cho ý chí độc lập tự cường của dân tộc
Vua Hàm Nghi
Vua Hàm Nghi
Kinh thành nằm ngay sát bên bờ sông Hương trên tuyến đường đi ra Quảng Trị và đi vào Đà Nẵng. Sử cũ ghi kinh thành được xây dựng 1805-1820 là một thành vuông mỗi bề dài 2,5 km, 1 mặt giáp với sông Hương, 3 mặt có hào sâu tường thành xây bằng gạch đá cao 10 m, trên thành có đủ 100 đại bác, trong thành có dư vạn binh lính. Ngay sát kinh thành Huế phía đông là đồn Mang Cá nơi đóng quân của Pháp. Bờ nam sông Hương là tòa khâm sứ nơi sĩ quan Pháp ở.
Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế:
Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885. Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm Sứ. Sau một loạt đại bác, nghĩa quân dùng súng kíp, giáo mác …xông lên tấn công địch. Bị tấn công bất ngờ, quân địch hốt hoảng chạy toán loạn, ta tiêu diệt được 4 sĩ quan và hơn 60 lính. Bọn địch ra sức cố thủ chờ sáng. Đến sáng hoả lực của ta yếu dần, địch tổ chức phản công, tràn vào chiếm kinh thành Huế. Chúng ra sức cướp bóc, tàn sát và giết dân thường vô cùng thảm khốc. Trong cảnh hỗn chiến, Tôn thất Thuyết bí mật đưa vua Hàm nghi, mẹ,vợ chính,vợ thứ của vua Tự Đức rời khỏi kinh thành, ra căn cứ Tân Sở ( Quảng Trị) để tính chuyện kháng chiến lâu dài.
Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời kinh thành
Nơi vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương .
“…Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào nguôi nghĩ đến tự cường tự trị. Phái viên Tây ngang bức, càng ngày càng quá. Trước đây, chúng tăng thêm binh thuyền, buộc theo những điều không thể được, ta chiếu lệ tiếp đón, không chịu nhận một thứ gì. Kinh đô náo sợ, nguy biến chỉ trong sớm chiều. Đại thần lo việc quốc gia chỉ nghĩ kế nước được yên, triều đình được trọng; cứ cúi đầu nghe mệnh, ngồi để mất cơ hội, sao bằng thấy âm mưu biến động của giặc mà đối phó trước ? Ví như việc đến không tránh được thì cũng còn có ngày nay để lo cho tốt cái lợi sau này, ấy là do thời thế xui nên vậy…
Trẫm đức mỏng, gặp biến cố này, không thể hết sức giữ toàn, đô thành bị hãm, Từ giá phải dời, tội ở mình trẫm, xấu hổ vô cùng. Chỉ duy luân thường quan hệ, trăm quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm, kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, kẻ giàu bỏ của trợ giúp quân nhu, đồng bào đồng trạch chẳng từ gian hiểm, phải thế chứ ? Đến như cứu nguy chống đỡ, mở chỗ nguy khốn, giúp nơi bức bách, không tiếc tâm lực, may được lòng trời giúp thuận, chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, thu lại cõi bờ chỉ cơ hội này, …
Ngày 2 tháng 6 niên hiệu Hàm Nghi thứ nhất (1885)  ?...”
 
CHIẾU CẦN VƯƠNG
(Trích)
Nhìn trong ảnh vua Hàm Nghi trang phục rất giản dị, đầu quấn khăn đen, mặc áo the như dân thường. Nhưng nét mặt lộ rõ vẻ cương nghị, tính khẳng khái, thông minh, quả cảm.
VUA HÀM NGHI
(1872 - 1943)
VUA HÀM NGHI
Bức ảnh là chân dung Tôn Thất Thuyết, ông đang mặc trang phục của quan lại phong kiến, đầu đội mũ cách chuồn, khuôn mặt khẳng định tính cương nghị, khẳng khái. Ông sinh ngày 12-5-1835 tại Xuân Long ( nay thuộc thành phố Huế ) trong một gia đình hoàng tộc. Mất năm 1913.
Tôn Thất Thuyết
(1835 - 1913)
Tôn Thất Thuyết
Tôn Thất Thuyết
Thực dân pháp ráo riết truy lùng vua Hàm Nghi và nhờ có tay sai chỉ đường, quân Pháp vào được nơi ở của vua Hàm Nghi, đến ngày 14-11-1888 chúng bắt được ông
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)