Bài soạn GD GTS&KNS

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Tường | Ngày 27/04/2019 | 57

Chia sẻ tài liệu: Bài soạn GD GTS&KNS thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

S? GD-DT QU?NG TR?
TậP HUấN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ
KỸ NĂNG SỐNG
Đông Hà, ngày 27-7-2012
Giá trị sống
Phần 1. Một số vấn đề lý luận cơ bản trong giáo dục GTS và KNS
Phần 2. Phương pháp giáo dục GTS và KNS cho học sinh trung học
Phần 3. Hoạt động triển khai một số nội dung giáo dục GTS và KNS cho học sinh
Phần 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN TRONG GIÁO DỤC GTS & KNS
A. Giá trị sống
I.Giá trị, văn hóa và bản sắc
II. Giá trị sống và định hướng Giá trị sống
III. Giá trị truyền thống của con người Việt Nam và giá trị nhân loại
B. Kĩ năng sống
I. Một số thuật ngữ thường dùng.
II. Các Kỹ năng sống được nghiên cứu và triển khai.
III. Quan hệ giữa GTS và KNS
I. Giá trị, văn hóa và bản sắc
1. Giá trị, hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị
a) Giá trị: Giá trị là khái niệm còn nhiều tranh cải. Đã có nhiều quan điểm đưa ra khi nói về giá trị
Dưới góc độ Xã hội học: Giá trị được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện KT-XH cụ thể
Dưới góc độ Tâm lý học: Giá trị được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển nhân cách.
Theo Kinh tế học: Giá trị luôn gắn với hàng hóa, giá cả và sản xuất hàng hóa.
Dưới góc độ triết học: Theo quan điểm Macxit, giá trị được coi là một hiện tượng xã hội đặc thù có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của con người là sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan.

- Trong Đạo đức học giá trị luôn gắn liền với các khái niệm như: cái thiện, cái ác, công bằng, bình đẳng, bác ái.
b) Hệ giá trị: Là một tổ hợp các giá trị khác nhau được sắp xếp hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định thành một tập hợp mang tính toàn vẹn
Ví dụ: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng là hệ giá trị giành cho thế hệ trẻ
Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
I. Giá trị, văn hóa và bản sắc
c) Thang giá trị: Là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. Thang giá trị biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển, biến đổi của XH loài người, cộng đồng và từng cá nhân
Ví dụ: Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ:’’Quân-Sư-Phụ’’
d) Chuẩn giá trị: Là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người
Ví dụ: Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
I. Giá trị, văn hóa và bản sắc
2. Mối quan hệ giữa giá trị với văn hóa và bản sắc.
a) Văn hóa và giá trị: Văn hóa là một giá trị, một lối sống bất khả phân với con người. Giá trị văn hóa chính là những hình thức, phương thức hoạt động-quan hệ làm cho con người trở thành chủ thể tự do và sáng tạo.
b) Bản sắc và giá trị: Trong quá trình cải tạo tự nhiên bởi con người và cải tạo con người bởi con người một không gian đặc thù cho sự tồn tại của loài người đã được hình thành, gọi là Giá trị quyển. Không gian đặc thù này tạo nên cái bản sắc riêng của các giá trị. Mỗi bản sắc đều có giá trị riêng của mình.

I. Giá trị, văn hóa và bản sắc
II. Giá trị sống và định hướng giá trị sống
1) Giá trị sống(hay giá trị cuộc sống)
2) Định hướng giá trị sống:
- Là hiện tượng tâm lý có nguồn gốc khách quan, nảy sinh trong quá trình hoạt động, tác động tích cực qua lại giữa con người và thế giới khách quan trên cơ sở nắm vững hệ thống kinh nghiệm xã hội lịch sử loài người.
- Phân loại ĐHGT:
+ Nếu căn cứ vào ý nghĩa XH hay cá nhân của những mục đích mà con người hướng tới, thì có 2 loại: ĐHGT xã hội & ĐHGT cá nhân

Giá trị cuộc sống (hay giá trị sống) là những điều chúng ta cho là quý giá, là quan trọng, là có ý nghĩa đối với cuộc sống của mỗi người. Giá trị sống trở thành động lực để người ta nỗ lực phấn đấu để có được nó.
Giá trị sống mang tính cá nhân, không phải giá trị sống của mọi người đều giống nhau.

Ban Giáo dục của UNICEF, New York.
Hai mươi nhà giáo dục đến từ năm châu lục tiến hành hội thảo trước sự ủy quyền của UNICEP tại Newyork, tháng 8 năm 1996
Hội nghị nhân quyền trẻ em
Nguồn gốc
+ Nếu căn cứ vào đối tượng của sự định hướng giá trị, ta có: ĐHGT vật chất & ĐHGT tinh thần
+ Nếu căn cứ vào ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của những GT mà con người đang theo đuổi, ta có : ĐHGT tích cực & ĐHGT tiêu cực.
- Vai trò của ĐHGTS: ĐHGTS giúp con người lập chương trình hành động, quy định đường lối chiến lược cho hành vi. Là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người.

II. Giá trị sống và định hướng giá trị sống
III. Giá trị truyền thống của con người Việt Nam và giá trị nhân loại.
1. Các giá trị truyền thống:
a) Tinh thần yêu nước
b) Yêu thương con người
c) Tinh thần đoàn kết
d) Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm
Hòa bình
Tôn trọng
Yêu thương
Hạnh phúc
Tự do
Trung thực
Khiêm tốn
Khoan dung
Trách nhiệm
Giản dị
Đoàn kết
Hợp tác
2: Các giá trị phổ quát:
Thảo luận về các Giá trị sống phổ quát
Chia sẻ: Quan hệ giữa giá trị và kĩ năng sống!
Giá trị
Kĩ năng
III. Mối quan hệ giữa GTS và KNS
GTS là nền tảng để hình thành KNS
KNS là công cụ hình thành và thể hiện GTS
Phần 2: Phương pháp giáo dục GTS và KNS cho HS trung học
Các cách tiếp cận trong giáo dục GTS
Phương pháp dạy các GTS và KNS
Các Bước thực hiện hoạt động giáo dục GTS và KNS
I. Các cách tiếp cận trong giáo dục GTS
1. Hình thành định hướng GTS:
- Quá trình hình thành định hướng giá trị của cá nhân dựa trên các giai đoạn cơ bản là: Nhận thức,cảm xúc và hành động, chịu sự tác động của môi trường xã hội.
2. Đồng nhất hóa các giá trị sống
3. Hình thành thói quen hành vi đạo đức:
- Sự tiếp thu có tính chất văn hóa
- Mô hình mẫu
II. Phương pháp dạy các GT và KNS
Phương pháp mô hình mẫu.
Phương pháp thuyết trình kết hợp với các PP khác
Phương pháp động não
Phương pháp nghiên cứu tình huống
Phương pháp trò chơi
Phương pháp hoạt động nhóm
Phương pháp đóng vai
Phương pháp tưởng tượng
Phương pháp bản đồ tư duy, sơ đồ hóa, mô hình hóa
Phương pháp trải nghiệm thực hành
III. Các Bước thực hiện hoạt động giáo dục GTS và KNS

1. Xây dựng bầu không khí tâm lí thân thiện, gần gũi và cởi mở.
Bầu không khí chiếm 50% thành công của giờ học giá trị sống
2. Các hoạt động nhận diện GTS và KNS:
HS tìm hiểu nội dung các GT và KNS
Suy ngẫm về GTS và KNS cần có
Nhận diện các GTS và KNS qua thực tế cuộc sống
3. Tổ chức thảo luận chia sẻ các giá trị
4. Tổ chức các HĐ để HS thể hiện hiểu biết và cảm nhận về GT và KN sống


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Tường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)