Bài semina phân lớp thú (mammilia)

Chia sẻ bởi Đào Trọng Điều | Ngày 24/10/2018 | 63

Chia sẻ tài liệu: bài semina phân lớp thú (mammilia) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

SEMINAR

GVHD: Đỗ Thị Như Uyên
SVTH: Nhóm 1
LỚP: CĐSSH08A
Đề tài:
ĐẶC ĐIỂM CHUNG, HÌNH DẠNG, HỆ BÀI TIẾT, HỆ TUẦN HOÀN CỦA LỚP THÚ (MAMMALIA)
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:

Lớp Thú tên khoa học là Mammalia, gồm những loài có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống, thể hiển qua các đặc điểm:
- Hệ thần kinh rất phát triển, đặc biệt là lớp vỏ xám của não bộ; hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao thể hiện ở độ lớn của bán cầu não.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa, đảm bảo cho phôi phát triển đầy đủ trong cơ thể mẹ.
- Có thân nhiệt, cường độ trao đổi chất cao, khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể hoàn chỉnh. - Có nhiều tuyến dưới da ngực, gọi là vú, tiết ra sữa để nuôi con mới sanh.
- Ngoài ra, động vật thuộc lớp này có 3 xương nhỏ trong tai, xương vuông và xương khớp biến thành xương tai (xương đe và xương búa); do đó hàm dưới khớp với sọ (qua xương vảy).
- Thân có phủ lông mao.
- Hồng cầu hình đĩa lõm 2 mặt và không nhân.
- Răng và não phát triển cao cấp hơn những loài lớp khác; răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm; răng ẩn trong lỗ chân răng, có hiện tượng thay răng (bộ răng sữa và bộ răng trưởng thành).
- Tim có 4 ngăn với vách ngăn tâm thất hoàn thiện, cung động mạch lẻ phải quay sang trái và máu nóng.
- Mặt khác, lớp có vú còn giữ một số nét của lưỡng cư nguyên thủy: tuyến da phát triển, khớp cổ bàn của chi, sọ có 2 lồi cầu chẩm.
THÚ NGUYÊN THUỶ
LỚP THÚ THẤP
LỚP THÚ NHAU
Mũi thỏ rất thính, cạnh mũi ở hai bên môi có những lông cứng, lông cứng còn ở trên mắt có vai trò xúc giác nhạy bén, phối hợp cùng với khứu giác nhạy bén, giúp thỏ thăm giò thức ăn và môi trường.
Mắt có mi trên và mi dưới, cử động được, có lông mi bảo vệ và mi thứ ba nhỏ ở khóe mắt. Mắt thỏ không tinh lắm có lẻ do tập tính kiếm ăn vào ban đêm.
II. HÌNH DẠNG:
1. THỎ NHÀ:
Cơ thể thỏ được bao phủ bằng bộ lông mao dày xốp. Đuôi thỏ ngắn. Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn để đào hang, chi sau dài.
Tai thỏ rất tinh và có vành tai dài có thể cử động theo các phía để thu nhận âm thanh.
2. CÁC ĐẠI DIỆN KHÁC TRONG LỚP:
Hình dạng của những đại diện của lớp có vú cực kì thay đổi, phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện sống và cách sống.
*Dạng chạy trên mặt đất: có chân cao chống đỡ cho khối lượng toàn cơ thể.
*Dạng sống trong đất: như chuột chuỗi, cơ thể thuôn nhọn, cổ ngắn nhìn ngoài khó phân biệt, đuôi tiêu giảm, tứ chi rất ngắn và khỏe.
*Dạng sống ở cây: (culi, khỉ, gặm nhấm, thú túi, đồi, con lười, cày mực, cày giông…) có thân dài, đuôi xù, chi phát triển.
*Dạng sống trong nước: (cá voi, cá den phin, cá cúi) có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, làm đầu và cổ tạo thành một khối vững chắc, có chi biến đổi thành bơi chèo, vây đuôi nằm ngang để đẩy nước, lớp mở dưới da dày, lông tiêu giảm.

Ngoài ra dựa vào đặc điểm về hình dạng và đặc điểm thích nghi người ta cũng có thể chia lớp thú thành 3 dạng chính sau:
Dạng 2:
Có cánh hoặc
có màng nối giữa
chi trước
với cổ và chi sau
Dạng 3:
Thích nghi
với bơi lội
Dạng 1:
Có đầu mình,
cổ và đuôi
phân biệt rõ ràng
Lớp thú có 3 dạng
chính do thích nghi
với điều kiện sống

Dạng 1
Dạng có đầu, mình, cổ và đuôi phân biệt rõ ràng: Dạng này chiếm đa số các loài trong lớp thú, các loài này chủ yếu là sống trên cạn. Ví dụ: Mèo, Thỏ, Trâu, Bò...
Hổ xanh
Hổ Bengan
Hổ Siberia
Sư tử châu Phi
BÁO
Báo Châu Phi
Báo Nam Mỹ
Báo Gấm
Báo hoa mai
Mèo
nhà
Báo lửa
Mèo ri
Cầy móc cua
Cầy mực
Cầy tai trắng
Cầy hương
Cầy vòi hương
Cầy lỏn
Cầy gấm
Chồn bạc má nam
Chồn bạc má bắc
Chồn vàng
Cáo
Chó sói đỏ
Chó sói rừng
Gấu ngựa
Gấu chó
Heo vòi
Họ: Heo vòi
Tê giác 1 sừng
Họ: Tê giác
Tê giác 2 sừng
Họ: Tê giác
Ngựa vằn
Ngựa
Ngựa vằn
Cheo cheo Malay
Cheo cheo Napu
Cheo cheo Nam Dương
BòJavanis
Bò tót
Bò xám
Trâu Indonesia
Rái cá lông mượt
Triết bụng trắng
Hươu sao
Hoẵng Nam Bộ
Sơn dương đen
Mang lớn
Hươu xạ
Hươu vàng
Voi châu Á
Voi châu Phi
Voi châu Á
Hươu cao cổ
Tê tê thường
Tê tê Java
Kanguroo xám
Kanguroo đỏ
Thỏ hổ
Thỏ nâu
Thỏ...
Thỏ đuôi bông sa mạc
Chuột đồng đuôi dài
Chuột lang Brazil
Chuột lợn
Chuột nhà
Chuột nang
Sóc
Sóc xám Phương Đông
Sóc đuôi trắng
Hải ly Bắc Mỹ
Gorilla Trung Phi
Gorilla A Waren
Tinh tinh châu Phi
Khỉ
Khỉ đột CoverRiver
Voọc quần đùi trắng
Voọc đầu vàng
Vượn đen bạc má
Voọc mũi hếch
Dạng 2
Dạng có cánh: Dạng này thích nghi với môi trường sống không khí, có khả năng bay lượn. Giữa các ngón của chi, có lớp da, y như cánh của các loài chim, ví dụ: Dơi,... Hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau, ví dụ: Chồn bay...
Dơi tai to
Dơi quạ
Dơi lá mác san
Dơi tai Siligo
Dơi cánh lông
Dơi Iô
Dơi mũi xám
Dơi lá quạt
Sóc bay Côn Đảo
Sóc bay Côn Đảo
Sóc bay đen trắng
Dạng 3
Dạng thích nghi bơi lội: Cơ thể có các chi biến đổi thành các vây. Lớp da thì trở nên trơn, bóng hơn. Ví dụ: Cá voi, Bò nước,...
Các dạng cá voi khác nhau:
1- Cá voi đầu cong; 2- Cá hổ kình; 3- Cá voi đầu bò;
4- Cá nhà táng; 5- Kỳ lân biển; 6- Cá voi xanh;
7- Cá voi lưng xám; 8- Cá voi trắng.
Cá nhà táng
Cá voi xanh
Cá voi xanh
Cá voi trắng
Cá heo sông amazon
Cá heo sông Trung Quốc
Cá heo hông trắng Thái Bình Dương
Cá hổ kình hay cá sát thủ
Hải cẩu
Bò biển
Voi biển
Sư tử biển
III. HỆ BÀI TIẾT
Hệ bài tiết có chức năng thải loại những chất bã do quá trình dị hóa của cơ thể. Nó còn bài tiết ra ngoài một phần nước và muối khoáng được đưa vào cơ thể, điều hòa áp suất thẩ thấu, thành phần hóa học của máu, độ pH …., đồng thời có vai trò quan trọng trong sự duy trì nội cân bằng cơ thể.
1. Thỏ nhà :
Thận của thỏ là hậu thận hay là thận sau (metanesphros) như bò sát và chim, là một khối cầu bầu dục.
Trên một lát cắt dọc thận phân biệt rõ hai phần: phần ngoài là vỏ thận có nhiều chấm đỏ, phần trong là tủy thận có nhiều vách phóng tia. Mỗi chấm đỏ bao gồm một nang hình chén gọi là nang Baoman bao lấy một túi bao mạch cuộn lại gọi là tiểu cầu
Một tập hợp gồm một nang Baoman và một tiểu cầu hợp thành một vi thể thận.
Vi thể thận đổ vào một ống uốn khúc (nằm chủ yếu trong phần vỏ thận ), rồi đổ vào ống thẳng (ống thu niệu, nằm trong phần tủy thận). Các ống này xếp thành bó đổ vào xoang thận.
Nước tiểu của thỏ là nước tiểu loãng được tích trữ trong bóng đái (có ở đa số thú) rồi đổ vào xoang niệu sinh dục.
Hệ bài tiết còn tham gia vào chức phận điều hòa lượng nước trong cơ thể, thành phần hóa học của máu. Nằm trên thận có tuyến trên thận là một tuyến nội tiết quan trọng.
2. Những đại diện khác của lớp:
Thận của chuột có 10.000 vi thể thận. Nước tiểu của thú nói chung, là nước tiểu loãng chủ yếu là urê 68 - 91%, còn axit uric chỉ có 0,1 – 0,8%.
IV.HỆ TUẦN HÒAN
* Xét đại diện Thỏ nhà
1. Tim:
Tim thỏ có vách ngăn tâm thất hoàn toàn chia làm 2 nửa phân biệt với nhau như ở chim.
2. Hệ động mạch:
Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái (như chim) song lại quay sang bên trái (khác với chim).
Sau đó đi theo dọc cột sống phát đi những động mạch tới các nội quan. Từ tâm thất phải phát đi động mạch phổi.
3.Hệ tĩnh mạch:
Hệ tĩnh mạch của thỏ có đặc trưng là:
- Thiếu tĩnh mạch cửa thận (hệ gánh thận).
- Ở đa số loài, tĩnh mạch chủ trước trái hợp với tĩnh mạch chủ trước phải đổ vào tâm nhĩ phải.
Hồng cầu của thỏ có hình đĩa lõm 2 mặt và không có nhân (hồng cầu của lạc đà có hình bầu dục).
Hồng cầu không có nhân nên giảm yêu cầu oxi cho chính nó, vì thế tăng cường được lượng oxi cho tế bào và mô. Khả năng vận chuyển oxi của hồng cầu thú cũng cao hơn.
Lượng máu của thú cũng cao lớn hơn các lớp động vật có xương sống khác.

* Những đại diện khác của lớp thú:
Nhìn chung hệ tuần hoàn của những đại diện khác của lớp ít có sự sai khác lớn so với thỏ nhà.
1. Nguyễn Thị Kim Anh 8. Nguyễn Văn Hiếu
2. Võ Hoàng Anh 9. Dương Diệu Hoài
3. Nguyễn Văn Chiến 10. Nguyễn Thị Hiền
4. Nguyễn Quốc Dũng 11. Đòan Cẩm Lài
5. Nguyễn Thị Xuân Đào 12. Trần Văn Lách
6. Đào Trọng Điều 13. Lê Thành Lập
7. Thái Kim Giàu

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Trọng Điều
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)