Bai semina phân lớp hành
Chia sẻ bởi Đào Trọng Điều |
Ngày 24/10/2018 |
57
Chia sẻ tài liệu: bai semina phân lớp hành thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SEMINAR
GVHD: Ph?m Th? Thanh Mai
SVTH: Nhm 1
L?P: CDSSH08A
Đề tài:
Phân lớp Hành hay phân lớp Huệ tây (Lillidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (liliiales)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Bộ Lan (Orchidales)
Bộ Cói (Cyperales)
Bộ Lúa (Poales)
Trong phân lớp, trung tâm là bộ Hành (Lilliales), từ đó cho ra tất cả bộ khác của phân lớp thuộc các dòng tiến hóa khác nhau.
Bao gồm những dạng cây thân cỏ, trong đó một số lớn có thân hành, một số lớn có dạng thân gỗ đặc biệt. Hoa có cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió.
Phân lớp Hành là một lớp rất rộng, bao gồm tới 16 bộ (Takhtajan, 1980) và là một khâu quan trọng trong hệ thống sinh của lớp Một lá mầm có nguồn gốc chung với bộ Trạch tả.
1. Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliiales):
Phần lớn cây thân cỏ có thân rễ hay giò (hành) sống lâu năm, ở trên cạn, đôi khi ở nước, chỉ một số ít dạng thân gỗ sống nhiều năm.
Hoa thường lưỡng tính, đều hay không đều, mẫu 3. Bộ không thể xuất phát trực tiếp từ Trạch tả vì bộ này không có nội nhũ trong khi ở bộ hành lại có nội nhũ.
Như vậy có thể rằng cả hai bộ đều có chung nguồn gốc từ một nhóm nguyên thuỷ hơn đã chết, có nội nhũ (giống Hành) và lá noãn rời (giống Trạch tả).
Hành là một bộ lớn gồm tới trên 20 họ. Nhiều chi trong bộ này trước đây được xếp chung vào một họ lớn là Hành (Liliaceae).
Trong bảng hệ thống sinh sửa đổi năm 1980 những chi này được Takhtajan tách thành những họ riêng với một số tính chất điển hình.
Ví dụ:
* Họ Hành (Alliaceae)
Cây thân cỏ sống nhiều năm, có giò đơn hoặc kép, thường có chất dự trữ do bẹ lá phồng lên tạo thành.
Lá hình bản dẹp hay hình ống. Cụm hoa nằm trên một cuốn dài, ở ngọn, hình đầu hay hình tán. Bao hoa dạng vảy. Quả mở.
Công thức hoa: *P3+3A3+3G(3)
Trong họ này ở nước ta có trồng nhiều cây làm gia vị như: hành tây (Allium cepa L.), kiệu (A.chinense G.Don), hành ta (A.fistulosum L.), tỏi tây (A.porrum L.)…
Trong củ hành, tỏi chứa một chất có tác dụng diệt vi khuẩn (nó cũng gây mùi hăng), hành có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày và giúp cho sự tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Este trong củ có tác dụng diệt vi khuẩn.Vì vậy có thể dùng hành tỏi để chữa cúm.
Theo một tài liệu nghiên cứu trong củ hành tây chứa 2,7 - 5,39% đường, 1,5 - 5,4% (trung bình 3,1%) chất đạm và một ít vitamin B,C.
* Họ huệ tây (Liliaceae).
Thân rễ thường có vảy. Lá hình mác hay hình vạch. Hoa lớn, có khi mọc đơn độc ở ngọn. Bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: *P(3+3)A3+3G(3)
Trong họ này ở nước ta có nhập trồng loài hoa loa kèn trắng hay huệ tây (Liliumlongiforum Thunb.) để làm cảnh.
M?t văi cđy thu?c h? Hu? tđy (Liliaceae)
* H? Th?y tiín (Amaryllidaceae):
Thđn hnh c?, lâ m?c t? g?c, m?ng hay m?ng nu?c, gđn lâ song song. Bao hoa d?ng cânh, di khi c trăng ph? ? vng trong. B?u du?i. Qu? m?.
Cng th?c hoa: *P(3+3)A3+3G(3)
Trong h? nhi?u cđy cho hoa d?p, tr?ng lăm c?nh nhu:
- Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.): Lá hình dải lớn (có thể dài tới 1m, rộng 5 -10cm). Hoa màu trắng, lá hơ nóng chườm chữa bệnh bong gân, củ dùng làm thuốc chống nôn. Cây mọc dại ở các chổ ẩm ướt và cũng được dùng trồng làm cảnh.
- Náng hoa đỏ (C.amabile Donn.): Lá hẹp và ngắn hơn lá náng hoa trắng.
Hoa màu đỏ hay tía ở mặt ngoài, mặt trong trắng hay hồng nhạt, đẹp. Cây mọc tự nhiên nơi ẩm ướt và cũng được trồng làm cảnh.
- Thủy tiên (Narcissus tazetta L.): Hoa màu trắng, thơm, rất đẹp, cây nhập nội từ Trung Quốc, thường được trồng trong bát thủy tinh pha lê để trang trí trong ngày tết.
Thuỷ tiên
(Narcissus tazetta L.)
- Huệ (Polyanthes tuberosa L.): Hoa màu trắng họp thành bông, mọc 2 cái một ở nách 1 lá bắc. Hoa thơm, thường cắm lọ để cúng.
* H? tha (Agavaaceae):
Thđn ng?n, lâ m?c thănh hnh hoa th? x?p g?c, dăy, m?ng nu?c. Hoa nh? n?m trín 1 cu?ng dăi phđn nhânh ? ng?n. Cđy ch? ra hoa m?t l?n trong d?i.
Cng th?c hoa: *P3+3A3+3G(3)
Trong h? c cđy tha hay d?a Mi (Agave americana L.): C?m hoa dăi 3 - 5m, mang hăng nghn hoa. Trong kho?ng 15 - 20 nam cđy ra hoa 1 l?n r?i ch?t.
Cây có nguồn gốc từ Trung Mĩ, được nhập nội để trồng làm cảnh ở công viên, ngày nay đã trở thành cây mọc dạo hoặc được trồng làm hàng rào , gặp nhiều ở vùng đất cát ven biển. Lá có thể dùng để lấy sợi.
* Họ Huyết giác (Dracaenaceae):
Đặc trưng bởi có thân gỗ đứng thẳng, thường ít phân nhánh, gân song song. Cụm hoa ở ngọn, hình bông hay chùm. Quả mọng.
- Huyết dụ tía (Cordyline fruticosa (L.) Coepp. Var. angusta Hort.): Cây cao 2 – 3m, thân to bằng ngón tay hay hơn, mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng. Lá màu tía, mọc ở ngọn. Cây trồng làm cảnh, lá dùng làm thuốc.
- Huyết giác (Dracena cambodiana Pierre ex Gagn.): Thường mọc ở các vách núi đá vôi, nơi có gió ẩm. Gặp ở nhiều tỉnh nước ta.
* Họ lục bình (Pontaderiaceae):
Cỏ lâu năm, sống ở nước hoặc chổ ẩm ướt, hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: P(3+3)A3+3G(3)
- Bèo Nhật Bản hay lục Bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solm). Là cây sống trôi nổi ở nước, lá mọc hình hoa thị, cuống lá phình to thành phao nổi, hoa màu xanh tím đốm vàng.
Cây làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh; có thể khai thác cuống lá phơi khô để dệt thảm làm giỏ xách…
* Họ la dơn (Iridaceae):
Thân rễ dạng củ hay hành. Lá hình gươm, mọc từ gốc, mép lá chồng lên nhau, chéo 2 hàng. Hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: P(3+3)A3G(3)
Đây là một họ lớn có 70 chi và 1500 loài, phân bố khắp nơi phần lớn ở châu phi. Nhiều loài cây cảnh hay cây cho sợi. ở nước ta gặp vài loài như:
- Rẻ quạt = lưỡi đòng = xạ can (Belamcanda chinensis L.): Thân rễ bò, sống dai. Hoa màu vàng cam điểm thêm những đốm tía, cây mọc hoang dại và trồng làm cảnh, thân rễ và lá dùng chữa bệnh viêm họng.
- La dơn (Gladiolus gandavensis Van Houte): Cây nhập nội trồng làm cảnh. Do sự lai giống mà ngày nay ta đã có nhiều thứ, hoa có màu khác nhau: đỏ, hồng, trắng, tím, vàng rất đẹp.
- Huệ Nhật (Iris japonica Thunb.): Hoa màu xanh, tím, đẹp. Cây gặp ở Sa Pa, một số nơi trồng làm cảnh.
2. Bộ Gừng (Zingiberales)
Bao gồm những cây có thân rễ, lá lớn với kiểu gân đặc biệt gồm một gân chính ở giữa, từ đó phát ra những gân bên song song. Hoa không đều đối xứng hai bên hoặc không đối xứng. Bộ nhị có số lượng giảm rõ rệt, một số biến thành các bản dạng cánh. Hoa cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
Bộ Gừng có quan hệ với bộ Hành và xuất phát từ đó đi lên .
Bộ gồm 8 họ, ở nước ta có 6 họ, trong đó 4 họ phổ biến và có ý nghĩa quan trọng hơn cả là các họ Chuối, Gừng, Hoàng tinh và Chuối hoa.
- Hoa có 5 nhị. Cánh môi do một mảnh bao hoa làm thành ở họ Chuối.
- Hoa có một nhị. Cánh môi do 3 nhị biến thành ở họ Gừng.
- Hoa có ½ chỉ nhị:
+Không có cánh môi ở họ Hoàng tinh.
+Cánh môi do một nhị biến thành ở họ Chuối hoa.
*Họ Chuối (Musaceae)
Cây thường lớn thân rễ sống lâu năm. Lá có bẹ lá ôm lấy thân tạo thành thân giả kí sinh (thân này chết sau khi quả chín), cuống và phiến lá đều lớn.
Cụm hoa là một bông kép ở tận cùng của thân giả. Lá bắc rất lớn, mang ở phía bụng 1-3 hàng hoa. Hoa không đều.
Bao hoa 6 mãnh, trong đó 3 mãnh vòng ngoài và 2 mãnh vòng trong dính lại với nhau thành một bản, còn mảnh thứ 3 của vòng trong thường nhỏ và trong suốt gọi là cánh môi. Nhị hầu hết là 5. Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn đảo.
Quả mọng nhiều hạt, hạt có nội nhũ. Ở các loài cây trồng không có hạt hay hạt thui đi rất sớm (noãn không đươc thụ tinh, chỉ bầu phát triển thành quả, do đó không có hạt )
Công thức hoa : P(5)+1 A 5G(3)
Họ Chuối chỉ có 2 chi và 70 loài. Ở nước ta có cả 2 chi với 10 loài, nhưng quan trọng phổ biến hơn cả là chi Musa (Chuối).
- Chuối nhà (M.paradisiaca L.): Cây được trồng lấy quả ăn. Có nhiều thứ khác nhau: chuối ngự, chuối tây, chuối tiêu, chuối mật… Chuối có rất nhiều công dụng: thân củ, thân giả để nuôi lợn, bẹ và cuốn lá, gân lá lấy sợi bện thừng, làm quay chèo, phiến lá để gói bánh, quả ăn ngon và bổ, là nguồn xuất khẩu của nước ta.
- Chuối rừng (M.uranoscopos Lour.): Cuống cụm hoa và lá bắc màu đỏ tươi. Gặp nhiều ở các rừng ẩm ven khe suối.
*Họ Gừng (Zingiberaceae)
Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá cũng gồm có lá bẹ dài ôm lấy nhau thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi nhỏ (ligule), lá thường có mùi thơm cay.
Ở nhiều loài, thân kí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ xuyên qua thân giả ra ngoài, mang ở phần cuối một cụm hoa (chi alpinia ), nhưng có loài cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất.
Hoa không đều. Đài và tràng hình ống, màu lục, phía trên chia 3 thùy. Chỉ có 1 nhị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn, nứt phía trong. Một cánh môi hình bản lớn, màu sặc sỡ, có dạng cánh hoa, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành 2 nhị lép nhỏ nằm 2 bên bao phấn (nhiều khi giảm chỉ còn dạng vảy nhỏ, hoặc mất hẳn).
Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Vòi nhị chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Quả nang đôi khi quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ .
Công thức hoa : K(3) C(3) A1G(3)
Họ Gừng có độ 45 chi, hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu Á. Ở nước ta biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó có nhiều cây có giá trị. Một số cây trồng như:
- Riềng (Alpinia officinarum Hance): Thân rễ khỏe phủ nhiều vảy khi già có nhiều xơ, dùng làm gia vị và làm thuốc.
- Nghệ (Curcuma domestica Val.): Ruột thân rễ màu vàng, làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh dạ dày, bệnh vàng da, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Riềng
(Alpinia officinarum Hance)
Nghệ
(Curcuma domestica Val.)
- Gừng (Zingiber officinale Rosc): Thân rễ thơm cay, dùng làm gia vị, làm mứt và làm thuốc, có tác dụng hưng phấn, dễ tiêu. Loài gừng gió (Z.zerumbet L.Sm.) mọc dại, gặp nhiều ở rừng thứ sinh, có hoa màu trắng cánh môi màu vàng nhạt, thân rễ, vị đắng và cay, cũng được dùng làm thuốc.
Trong rừng thường gặp một số cây mọc ở tầng thấp như:
- Ré (Alpinia spciosa K.Chum.): Cánh môi vàng, có viền đỏ. Quả mọng hình cầu. Cây dùng lấy sợi.
Gừng
(Aingiber officinale Rosc)
Ré
(Alpinia speciosa K.Chum.)
Chuối trăm nải (M.chiliocarpa Back)
Chuối kiễng đỏ (M.ornata Roxb)
- Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) và Sa nhân (A.villosum Lour.) là hai loài cây dùng làm thuốc, được khai thác nhiều để xuất khẩu (quả thảo cũng dùng làm gia vị), gặp nhiều ở các rừng miền Bắc
- Địa liền (Kaempfria galanga L.): Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ hình trứng mọc nối tiếp nhau. Lá hình trứng rộng, mọc sát đất. Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá, hoa màu trắng. Cây mọc dại và được trồng ở nhiều nơi, thân rễ dùng làm thuốc bổ.
Thảo quả
(Amomum aromaticum Roxb)
Địa liền
(Kaempferia galanga L.)
*Họ Hoàng tinh hay họ Dong (Marantaceae)
Hình dạng ngoài của cây giống họ Gừng. Cuống lá có đốt, lá không có mùi thơm. Hoa không đều, mất đối xứng. 3 lá đài rời nhau, 3 cánh hoa có màu. Bộ nhị chỉ còn lại ½ nhị sinh sản (1 bao phấn), còn ½ nhị kia và 3-4 nhị khác biến đổi thành bản dạng cánh, 2-1 nhị nữa biến mất hoàn toàn. Không có cánh môi. Bầu 3 ô nhưng chỉ 1 ô phát triển chứa 1 noãn. Hạt không nội nhũ, chỉ có ngoại nhũ.
Công thức hoa : K 3C(3)A1/2G(3)
Họ này có 32 chi và khoảng 350 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu trong các rừng ẩm và rừng đầm lầy, phần lớn các chi tập trung ở châu Mỹ nhiệt đới. Ở nước ta có 7 chi với 15 loài.
- Dong ta hay dong củ (Maranta arundinacea L.): Thân rễ hình quả bom, phân đốt, mang nhiều vảy lá, màu trắng ngà, chứa nhiều tinh bột. Cây được trồng nhiều để lấy củ luộc ăn, làm bột hoàng tinh.
- Dong lá (Phrynium placentarium (Lour.) Merr): Thường mọc ở các rừng ẩm ven suối. Lá dùng để gói bánh chưng .
Dong lá
(Phrynium placentarium L.)
*Họ Chuối hoa hay họ Dong riềng (Cannaceae)
Thân rễ phát triển phân nhánh. Cuống lá không có đốt. Hoa thường có màu sặc sỡ (do nhị ). Đài và tràng không đẹp.
Nhị sinh sản còn ½ . Cánh môi lớn, do một nhị vòng trong biến đổi thành, một số nhị khác cùng với ½ nhị vòng trong biến thành những bản dạng cánh màu giống như cánh môi nhưng kích thước nhỏ hơn. Vòi nhụy hình bản dẹp và cũng có màu. Quả mở. Hạt có ngoại nhũ cứng và còn vết tích của nội nhũ.
Công thức hoa : K(3)C(3)A1/2G(3)
Họ này chỉ có 1 chi Canna với khoảng 50 loài phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Nước ta gặp vài loài:
- Dong riềng (C.edulis Ker.): Hoa nhỏ, màu đỏ. Trồng lấy củ ăn, lấy bột làm miến.
- Chuối hoa lai (C.hybrida Forst.): Hoa to có màu sặc sỡ, đỏ hay vàng làm cảnh.
- Chuối hoa (C.indica L.): Hoa nhỏ và không đẹp bằng loài trên.
Chuối hoa lai
(C.hybrida forst.)
3. Bộ Lan (Orchidales)
Bộ Lan có liên hệ chặt chẽ với bộ Hành, đặc biệt với họ Hypoxidaceae mà trong đó hai chi Hypoxis và Curculigo có nhiều đặc điểm gần với Lan.
Nói chung, trong bộ Hành hoa đã có khuynh hướng phát triển dẫn đến bộ Lan (tính chất hoa đối xứng hai bên, sự tiêu giảm và chuyên hóa của bộ nhị, bầu dưới có một ô mang nhiều noãn và hạt bé...).
Bộ Lan chỉ có một họ duy nhất.
*Họ Lan (Orchidaceae).
Cơ quan sinh dưỡng khá đa dạng: có loài mọc trên đất, sống dai nhờ thân củ, có loài thân leo (ít), còn đại đa số sống bám trên các cây to ở trong rừng.
Chúng có rễ khí sinh phát triển mạnh , màu lục, phía ngoài có một lớp mô xốp dày (gọi là lớp vêlamen) có tác dụng dự trữ nước ( nước mưa, sương) và bảo vệ cho rễ khỏi bị khô.
Ở một số loài, phần dưới lá hoặc gióng thân phình to (gọi là hành giả) chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
Một số loài khác không có dịêp lục và hoại sinh trên đất mùn. Lá mọc cách, nguyên phiến có khi rất dày.
Hoa tập trung thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa đối xứng hai bên.
Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: 3 mảnh vòng ngoài và 2 mảnh vòng trong bé hơn mảnh thứ ba ở vòng trong. Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn, gọi là cánh môi.
Gốc cánh môi thường kéo dài thành cựa mật chứa tuyến mật.
Nhiều loài, khi hoa nở vặn đi một góc 1800 nên cánh môi không phải ở đằng sau (úp) mà quay ngữa ra phía trước (ở dưới) làm chổ đứng cho sâu bọ.
Ở những loài có cụm hoa treo thỏng thì không có hiện tượng như vậy, vì cánh môi đã ở vị trí dưới. Nhị tiêu giảm, còn 2 hay thường chỉ còn 1.
Trong các thường hợp chung, chỉ nhị dính liền với vòi nhụy thành cột nhị nhụy.
Hạt phấn thường dính 4 chiếc một hoặc dính lại cả thành khói gọi là khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Khối phấn nằm ở phần đầu của cột nhị nhụy, được che đậy bằng mỏ bất thụ (do 1 đầu nhụy biến đổi thành).
Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 1 ô, mang rất nhiều noãn đính bên.
Trên cột nhị nhụy có 2 đầu nhụy sinh sản thường nằm trong chỗ lõm, còn đầu nhụy thứ ba không sinh sản, lồi ra thành mỏ bất thụ ngăn cách không cho khói phấn của nó rơi xuống đầu nhụy sinh sản (buộc phải giao phấn).
Quả khô, mở thành 3-6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, thường không có nội nhũ.
Công thức hoa: P3+3A2-1G(3)
Nhìn chung ta thấy hoa của họ Lan cấu tạo rất phức tạp, thích nghi cao vói sự thụ phấn nhờ sâu bọ hoặc nhờ chim nhỏ. Khi sâu bọ vào hút mật ở cựa. Đậu trên cành môi, đầu chạm vào gót khối phấn thì gót dính sẽ dính vào đầu sâu bọ và khối phấn sẽ được mang đến hoa khác.
Do hạt nhỏ, nhẹ và thường có lông tơ nên dễ phát tán nhờ gió. Ở nhiều loài, trong quả có những lông hút nước dùng để bắn hạt đi.
Phôi trong hạt phát triển yếu, không phân hóa thành cơ quan. Hạt nảy mầm được nhờ có nấm cộng sinh. Các sợi nấm chui vào trong phôi, do sự hoạt động của chúng mà tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, cần thiết cho phôi phát triển.
Những cây trưởng thành thường có cộng sinh ở rễ. Sự sinh trưởng của các loài lan rất chậm: từ khi nảy mầm đến khi ra hoa phải mất mấy năm, có khi từ 10-15 năm; bù lại, quả lan có rất nhiều hạt nên phát tán rất rộng.
Lan là họ lớn thứ hai trong ngành Hạt kín với khoảng 800 chi và 30.000 ngàn loài, phân bố khắp nơi trên Trái đất, nhưng phong phúi nhất là ở trong các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Á và châu Mĩ.
Ở nước ta hiện biết trên 130 chi và 800 loài. Hầu hết các loài đều có hoa đẹp, làm cảnh. Có một số loài bị săn lùng và khai thác nhiều do đó trở nên hiếm, cần có biện pháp bảo vệ.
- Lan đuôi cáo (Aerides falcatum Lindl.): Hoa màu trắng điểm các đốm tím.
-Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.): Hoa màu hồng thân cây được dùng làm thuốc.
-Lan hài (chi Paphipopedilum) với nhiều loài khác nhau, rất đặc sắc bởi cánh môi hình mũi chiếc hài. Trong chi này ở Việt Nam hiện biết tới 12 loài (trên tổng số 60 loài), trong đó một số loài được phát hiện mới đối với khoa học đồng thời là loaì đặc hữu, đó là: P.helenae Aver., P.vietnamense Gruss & Perner (loài này mới được phát hiện năm 1998 tại vùng núi đá vôi Cao Bằng).
Th?ch h?c
(Dendroblum nobile Lindl.)
Lan hài
(Chi Paphiopedilum)
- Lan hạt đính (Phajus talkervillea (Ait.)BI.): Cây mọc ở đất, có thân củ lớn. Hoa to, ngoài màu nhạt trong màu đỏ nâu, cánh môi màu hồng hay đỏ trên nền vàng. Cây mộc ở thung lũng núi đá vôi, nơi ẩm ướt, được trồng trong chậu làm cảnh.
- Lan phượng vĩ (Renanthea coccinea Lour.): Cây bì sinh với thân leo dài, hoa màu đỏ chói như hoa phượng vĩ.
- Lan Van đa (Vanda) Với rất nhiều loài, trong đó có loài V.bidupensis Aver & Chritenson, sinh sống tự nhiên ở vùng núi cao Lâm Đồng. Loài này phân bố hạn chế và có hoa đẹp nên đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.
M?t văi cđy thu?c h? Lan
4. Bô Cói (Cyperales)
Bộ Cói có quan hệ gián tiếp với bộ Hành thông qua các bộ Bấc (cùng có hoa cấu tạo khá gần nhau và cùng có nội nhũ bột). Nhưng ở bộ Bấc và bộ Cói bao hoa khô xác, thích nghi với sự thụ phấn nhờ gió.
Bộ Cói có một họ:
*Họ Cói (cypera ceae)
Cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở chỗ ẩm ướt.
Thân rễ nằm dưới đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang hình tam giác hay hơi tròn.
Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ dính nhau thành ống; lá xếp thành ba dãy theo thân.
Hoa nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ một lá bắc, những bông nhỏ này lại tập hợp thành bông, chùm, chùy…
Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Bao hoa rất giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, 1 – 6 hay nhiều mảnh, có khi không có. Nhị 3, bao phấn đính gốc. Bộ nhụy gồm 3 lóa noãn dính nhau thành bầu trên, 1 ô, chỉ chứa một noãn, 1 vòi và 3 đầu nhụy dài.
Qủa đóng, hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
Công thức hoa: P ∞, 6,1,0 A 3 G
Họ cói có độ 95 chi với 3800 loài phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt ở vùng ôn đới và hàn đới.
Nước ta hiện biết 28 chi và 300 loài.
Quan trọng nhất là cây cói (Cyperus malaccensis Lam.), mọc dại ở vùng nước lợ, hiện được trồng nhiều để dệt chiếu, bao tải, thảm, làm túi xách, đồ đan lát, mĩ nghệ.
Một vài loài mọc dại phổ biến như :
- Củ gấu (Cyperus rotundus Lam.): cỏ nhỏ có thân rễ hình củ màu nâu đen. Đây là loài cỏ dại ăn hại đất trồng, nhưng củ của nó được dùng chữa bệnh phụ nữ.
- Cỏ năn đốt (Eleocharis equisetina Prels): Thân tròn, có ngấn, cụm hoa hình tháp bút, ở ngọn, thường gặp ở các ruộng chua hoặc bãi lầy.
- Mã thầy (E.dulcis Burm. f. var. tuberosa Rottb.): Củ lớn, hình tròn dẹt, màu nâu, chứa nhiều nước, ăn ngọt và mát. Cây mọc ở ao, hồ.
- Cỏ bạc đầu (kyllinga brevifolia Rottb.): Cụm hoa hình đầu, màu trắng; thường mọc ở các bãi cỏ, bờ ruộng, lề đường.
Mã thầy
(E.dulcis Burm. f. var. tuberosa Rottb.)
Cỏ bạc đầu (kyllinga brevifolia Rottb.)
5.Bộ lúa (Poales)
Đây là nấc cuối cùng trong dòng tiến hóa của phân lớp theo hướng hoa thụ phấn nhờ gió.
Đồng thời cũng là một trong những bộ ở vị trí cao nhất trong hệ thống sinh cây Một lá mầm.
Bộ chỉ có một họ.
*Họ Lúa (Poaceae)
Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 hay2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh (tre nứa…).
Thân khí sinh chia gióng và mấu: gióng thường rỗng (trừ một số loà như mía, kê ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân nhánh từ gốc hoặc từ thân rễ.
Lá mọc cách, xếp hai dãy theo thân, bẹ lá to dài, 2 mép của bẹ không dính liền nhau.
Lá không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp, giữa bẹ và phiến lá có lưỡi nhỏ (ligule) hình bản mỏng hay hình dãy lông mi.
Nguồn gốc của lưỡi không rõ ràng, một số người cho là 2 lá kèm dính lại với nhau biến đổi thành.
Vai trò sinh học của nó là cản bớt nước chảy vào phần thân non ở đốt.
Gốc bẹ lá hơi phồng lên, mép ôm chặt lấy thân và che chở cho mô phân sinh đốt, nhờ đó mà mô này hoạt động khá lâu.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa cơ sở là bông nhỏ.
Các bông nhỏ này lại hợp thành những cụm hoa phức tạp như bông kép, chùm, chùy…
Mỗi bông nhỏ mang 1-10 hoa.
Gốc bông nhỏ thường có 2 mày bông xếp đối nhau; còn ở gốc mỗi hoa có 2 mày hoa, mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên, nhỏ và mềm hơn, mày hoa dưới chỉ có 1 gân ở chính giữa, còn mày hoa trên có 2 gân bên.
Ở nhiều loài mày hoa dưới kéo dài ra thành chỉ ngọn.
Phía trong 2 mày hoa có 2 mày cực nhỏ rất bé và mềm.
Như vậy, thông thường mỗi hoa có 4 mày, nhưng trong thực tế số lượng này có khi không đủ.
Nhị thường là 3 (đôi khi là 6), chỉ nhị dài, bao phấn đính lưng, 2 bao phấn khi chín thường tõe ra thành hình chữ X.
Bầu trên, 1 ô,1 noãn, 2 vòi nhụy và 2 đầu nhụy dài mang chùm lông quét, thường màu nâu hay tím.
Khi hoa nở, mày cực nhỏ trương lên, tách các mày hoa ra, để lộ đầu nhụy và bao phấn.
Trong thời gian này chỉ nhị dài ra một cách nhanh chóng, đưa các bao phấn vượt ra ngoài.
Do bao phấn đính lưng nên dễ đung đưa trước gió: các hạt phấn nhỏ, nhẹ, dễ dàng được gió chuyển đi đến thụ phấn cho hoa khác.
Đầu nhụy có chùm lông để quét hạt phấn.
Tuyệt đại đa số cây họ Lúa thụ phấn nhờ gió.
Sự tự thụ phấn chỉ xảy ra ở những hoa không mở như lúa mì, lúa mạch và một số cỏ mọc dại.
Quả dính, vỏ quả và vỏ hạt dính liền nhau, chỉ một số ít loài của chi Bambusa mới có quả đóng.
Quả chứa nhiều tinh bột (trung binh tới 74% khối lượng).
Phôi nằm lệch một bên, ở góc quả (ngoại phôi).
Họ lớn, có tới 700 chi và 8000 -10.000 loài, có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Ở Việt Nam hiện biết 150 chi và gần 500 loài.
Chúng thường phát triển mạnh mẽ ở những chỗ trống, trên các cánh đồng, các bãi bồi ven sông…
Họ lúa thường được chia ra thành một số phân họ, số lượng khác nhau tùy từng tác giả.
Về mặt giá tri thực tiễn, đây là một họ có tầm quan trọng lớn, nhiều loài được sử dụng rộng rãi, cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ:
Các loài cây lương thực, thực phẩm:
- Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.): Quả có mày cứng bao bọc, nhiều bột, dùng nấu cháo ăn, cũng được dùng làm thuốc bổ, giải nhiệt…
-Lúa (Oryza sativa L.): Có 2 thứ: lúa tẻ (O.sativa L. var. utilissima A.Camus) và lúa nếp (O.sativa L. var. glutinosa Tanaka) với hàng trăm giống khác nhau.
- Kê (Setaria italica (L.)Beauv.): Cây sống hằng năm, cao gần 2m. Cụm hoa dày đặc, ở ngọn. Hạt nhỏ, ăn được. Cây thường được trồng.
- Lúa mì (Triticum aestivum L.): Cỏ 1 năm, mọc thành bụi cao 0.5 - 1m; hạt cho bột làm bột bánh mì; được trồng ở Cao Bằng.
Kê
(Setaria italica (L.)Beauv.)
Lúa mì
(Triticum aestivum L.):
- Ngô (Zea mays L.): Hoa đơn tính cùng cây. Hoa cái có vòi nhụy rất dài (râu ngô).
- Niễng (Zizania latifolia (Guiseb.) Staf.): Thân phòng lên do nấm ki sinh, dùng xào nấu làm thức ăn.
Những loài cỏ dại làm thức ăn gia súc hay có công dụng khác:
- Cỏ mật (Chloris barbata Sw.): Cỏ bò dài, lá mềm, trâu bò thích ăn.
Ngô
(Zea mays L.)
Niễng (Zizania latifolia (Guiseb.) Staf.)
- Cỏ may (Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.): Quả có gai, dễ đâm vào quần áo, lông gia súc, nhờ vậy mà phát tán đi xa được. Cây ưa sáng.
- Sả (Cymbopogon citratus DC.): Cây có mùi thơm, mọc thành bụi dày, thường trồng để lấy tinh dầu, làm thuốc và làm gia vị.
- Cỏ gà (Cynodon dactylon (L.)Pers.): Thân rễ mọc bò, khỏe, lá bé. Đầu cành thường có sâu kí sinh nên phình to. Cây mọc phổ biến ở các bãi hoang.
- Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv.): Thường mọc lẫn với lúa ở ruộng chịu nước, có chu trình sống giống lúa nên khó trừ.
- Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P.beauv.): Lá dùng để lợp nhà, làm giấy. Cây chịu hạn, mọc rất khỏe, gặp rất nhiều trên đồi khô.
- Cỏ gừng (Panicum repens L.): Thân rễ giống củ gừng, làm thuốc chữa dị ứng. Cây mọc ở các bãi đất khô, có tác dụng chống cát di động.
- Sậy (Phragmites communis L.): Sống ở bãi ven bờ nước.
- Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm.) Mess): Cỏ cứng, quả tập hợp chung quanh một trục hình cầu, có nhiều gai dài dễ phát tán nhờ gió. Cây mọc trên bãi cát ven biển có tác dụng giữ cát bay rất tốt.
- Chít hay đót (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze): Cây cao, lá hình bản rộng, cụm hoa lớn, thường dùng làm chổi quét vôi, quét nhà. Mọc nhiều ở ven rừng thứ sinh, đồi. Cây ưa sáng.
Các loài dùng trong công nghiệp:
- Tre gai (Bambusa blumeana Schult.): Gióng có thành dày, đặc ở gốc, thân phân nhánh nhiều, có gai. Cây được trồng hầu hết ở các làng mạc, tạo nên phong cảnh đặc sắc ở nông thôn Việt Nam. Thân dùng làm nhà, nông cụ, đan lát.
- Hóp sào (B.multiplex Raeusch.): Mọc thành bụi, thân bé, vỏ màu vàng có sọc xanh. Dùng làm sào thuyền, nông cụ.
- Trúc đùi gà (B.ventricosa Mc.Clure): Cây thấp, gốc gióng phình to giống như đùi gà. Trồng làm cảnh.
- Giang (Dendrocalamus patellaris Gambl.): Thân rất dẻo, dùng làm lấy sợi để đan lát, làm làm lạt buộc, măng để ăn.
- Bương (D.asper Munro): Thân cao tới 25 - 30m, đường kính tới 20cm, là nguyên liệu để làm nhà cửa, đan lát, làm ống dẫn nước của đồng bào miền núi.
Trúc đùi gà
(B.ventricosa Mc.Clure)
Bương
(D.asper Munro)
- Nứa (Nehouzeana dulloa (Ganbl.) Canus): Mọc thành bụi, có gióng dài, mỏng. Loài cây này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, làm tấm lợp nhà, phên vách, đóng bè, đan lát…
- Mía (Saccharum officinarum L.): Thân rễ, sống dai, thân khí sing đặc, chứa nước và nhiều đường. Cây quan trọng trong công nghiệp sản xuất đường. Bã mía (thân cây sau khi ép lấy nước) được dùng làm chất đốt, nguyên liệu giấy, chế phẩm vi sinh.
Thành viên nhóm 1
GVHD: Ph?m Th? Thanh Mai
SVTH: Nhm 1
L?P: CDSSH08A
Đề tài:
Phân lớp Hành hay phân lớp Huệ tây (Lillidae)
Bộ Hành hay bộ Huệ tây (liliiales)
Bộ Gừng (Zingiberales)
Bộ Lan (Orchidales)
Bộ Cói (Cyperales)
Bộ Lúa (Poales)
Trong phân lớp, trung tâm là bộ Hành (Lilliales), từ đó cho ra tất cả bộ khác của phân lớp thuộc các dòng tiến hóa khác nhau.
Bao gồm những dạng cây thân cỏ, trong đó một số lớn có thân hành, một số lớn có dạng thân gỗ đặc biệt. Hoa có cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió.
Phân lớp Hành là một lớp rất rộng, bao gồm tới 16 bộ (Takhtajan, 1980) và là một khâu quan trọng trong hệ thống sinh của lớp Một lá mầm có nguồn gốc chung với bộ Trạch tả.
1. Bộ Hành hay bộ Huệ tây (Liliiales):
Phần lớn cây thân cỏ có thân rễ hay giò (hành) sống lâu năm, ở trên cạn, đôi khi ở nước, chỉ một số ít dạng thân gỗ sống nhiều năm.
Hoa thường lưỡng tính, đều hay không đều, mẫu 3. Bộ không thể xuất phát trực tiếp từ Trạch tả vì bộ này không có nội nhũ trong khi ở bộ hành lại có nội nhũ.
Như vậy có thể rằng cả hai bộ đều có chung nguồn gốc từ một nhóm nguyên thuỷ hơn đã chết, có nội nhũ (giống Hành) và lá noãn rời (giống Trạch tả).
Hành là một bộ lớn gồm tới trên 20 họ. Nhiều chi trong bộ này trước đây được xếp chung vào một họ lớn là Hành (Liliaceae).
Trong bảng hệ thống sinh sửa đổi năm 1980 những chi này được Takhtajan tách thành những họ riêng với một số tính chất điển hình.
Ví dụ:
* Họ Hành (Alliaceae)
Cây thân cỏ sống nhiều năm, có giò đơn hoặc kép, thường có chất dự trữ do bẹ lá phồng lên tạo thành.
Lá hình bản dẹp hay hình ống. Cụm hoa nằm trên một cuốn dài, ở ngọn, hình đầu hay hình tán. Bao hoa dạng vảy. Quả mở.
Công thức hoa: *P3+3A3+3G(3)
Trong họ này ở nước ta có trồng nhiều cây làm gia vị như: hành tây (Allium cepa L.), kiệu (A.chinense G.Don), hành ta (A.fistulosum L.), tỏi tây (A.porrum L.)…
Trong củ hành, tỏi chứa một chất có tác dụng diệt vi khuẩn (nó cũng gây mùi hăng), hành có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày và giúp cho sự tiêu hoá thức ăn tốt hơn.
Este trong củ có tác dụng diệt vi khuẩn.Vì vậy có thể dùng hành tỏi để chữa cúm.
Theo một tài liệu nghiên cứu trong củ hành tây chứa 2,7 - 5,39% đường, 1,5 - 5,4% (trung bình 3,1%) chất đạm và một ít vitamin B,C.
* Họ huệ tây (Liliaceae).
Thân rễ thường có vảy. Lá hình mác hay hình vạch. Hoa lớn, có khi mọc đơn độc ở ngọn. Bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: *P(3+3)A3+3G(3)
Trong họ này ở nước ta có nhập trồng loài hoa loa kèn trắng hay huệ tây (Liliumlongiforum Thunb.) để làm cảnh.
M?t văi cđy thu?c h? Hu? tđy (Liliaceae)
* H? Th?y tiín (Amaryllidaceae):
Thđn hnh c?, lâ m?c t? g?c, m?ng hay m?ng nu?c, gđn lâ song song. Bao hoa d?ng cânh, di khi c trăng ph? ? vng trong. B?u du?i. Qu? m?.
Cng th?c hoa: *P(3+3)A3+3G(3)
Trong h? nhi?u cđy cho hoa d?p, tr?ng lăm c?nh nhu:
- Náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.): Lá hình dải lớn (có thể dài tới 1m, rộng 5 -10cm). Hoa màu trắng, lá hơ nóng chườm chữa bệnh bong gân, củ dùng làm thuốc chống nôn. Cây mọc dại ở các chổ ẩm ướt và cũng được dùng trồng làm cảnh.
- Náng hoa đỏ (C.amabile Donn.): Lá hẹp và ngắn hơn lá náng hoa trắng.
Hoa màu đỏ hay tía ở mặt ngoài, mặt trong trắng hay hồng nhạt, đẹp. Cây mọc tự nhiên nơi ẩm ướt và cũng được trồng làm cảnh.
- Thủy tiên (Narcissus tazetta L.): Hoa màu trắng, thơm, rất đẹp, cây nhập nội từ Trung Quốc, thường được trồng trong bát thủy tinh pha lê để trang trí trong ngày tết.
Thuỷ tiên
(Narcissus tazetta L.)
- Huệ (Polyanthes tuberosa L.): Hoa màu trắng họp thành bông, mọc 2 cái một ở nách 1 lá bắc. Hoa thơm, thường cắm lọ để cúng.
* H? tha (Agavaaceae):
Thđn ng?n, lâ m?c thănh hnh hoa th? x?p g?c, dăy, m?ng nu?c. Hoa nh? n?m trín 1 cu?ng dăi phđn nhânh ? ng?n. Cđy ch? ra hoa m?t l?n trong d?i.
Cng th?c hoa: *P3+3A3+3G(3)
Trong h? c cđy tha hay d?a Mi (Agave americana L.): C?m hoa dăi 3 - 5m, mang hăng nghn hoa. Trong kho?ng 15 - 20 nam cđy ra hoa 1 l?n r?i ch?t.
Cây có nguồn gốc từ Trung Mĩ, được nhập nội để trồng làm cảnh ở công viên, ngày nay đã trở thành cây mọc dạo hoặc được trồng làm hàng rào , gặp nhiều ở vùng đất cát ven biển. Lá có thể dùng để lấy sợi.
* Họ Huyết giác (Dracaenaceae):
Đặc trưng bởi có thân gỗ đứng thẳng, thường ít phân nhánh, gân song song. Cụm hoa ở ngọn, hình bông hay chùm. Quả mọng.
- Huyết dụ tía (Cordyline fruticosa (L.) Coepp. Var. angusta Hort.): Cây cao 2 – 3m, thân to bằng ngón tay hay hơn, mang nhiều vết sẹo của các lá đã rụng. Lá màu tía, mọc ở ngọn. Cây trồng làm cảnh, lá dùng làm thuốc.
- Huyết giác (Dracena cambodiana Pierre ex Gagn.): Thường mọc ở các vách núi đá vôi, nơi có gió ẩm. Gặp ở nhiều tỉnh nước ta.
* Họ lục bình (Pontaderiaceae):
Cỏ lâu năm, sống ở nước hoặc chổ ẩm ướt, hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: P(3+3)A3+3G(3)
- Bèo Nhật Bản hay lục Bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solm). Là cây sống trôi nổi ở nước, lá mọc hình hoa thị, cuống lá phình to thành phao nổi, hoa màu xanh tím đốm vàng.
Cây làm thức ăn cho lợn và làm phân xanh; có thể khai thác cuống lá phơi khô để dệt thảm làm giỏ xách…
* Họ la dơn (Iridaceae):
Thân rễ dạng củ hay hành. Lá hình gươm, mọc từ gốc, mép lá chồng lên nhau, chéo 2 hàng. Hoa không đều, bao hoa dạng cánh. Quả mở.
Công thức hoa: P(3+3)A3G(3)
Đây là một họ lớn có 70 chi và 1500 loài, phân bố khắp nơi phần lớn ở châu phi. Nhiều loài cây cảnh hay cây cho sợi. ở nước ta gặp vài loài như:
- Rẻ quạt = lưỡi đòng = xạ can (Belamcanda chinensis L.): Thân rễ bò, sống dai. Hoa màu vàng cam điểm thêm những đốm tía, cây mọc hoang dại và trồng làm cảnh, thân rễ và lá dùng chữa bệnh viêm họng.
- La dơn (Gladiolus gandavensis Van Houte): Cây nhập nội trồng làm cảnh. Do sự lai giống mà ngày nay ta đã có nhiều thứ, hoa có màu khác nhau: đỏ, hồng, trắng, tím, vàng rất đẹp.
- Huệ Nhật (Iris japonica Thunb.): Hoa màu xanh, tím, đẹp. Cây gặp ở Sa Pa, một số nơi trồng làm cảnh.
2. Bộ Gừng (Zingiberales)
Bao gồm những cây có thân rễ, lá lớn với kiểu gân đặc biệt gồm một gân chính ở giữa, từ đó phát ra những gân bên song song. Hoa không đều đối xứng hai bên hoặc không đối xứng. Bộ nhị có số lượng giảm rõ rệt, một số biến thành các bản dạng cánh. Hoa cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
Bộ Gừng có quan hệ với bộ Hành và xuất phát từ đó đi lên .
Bộ gồm 8 họ, ở nước ta có 6 họ, trong đó 4 họ phổ biến và có ý nghĩa quan trọng hơn cả là các họ Chuối, Gừng, Hoàng tinh và Chuối hoa.
- Hoa có 5 nhị. Cánh môi do một mảnh bao hoa làm thành ở họ Chuối.
- Hoa có một nhị. Cánh môi do 3 nhị biến thành ở họ Gừng.
- Hoa có ½ chỉ nhị:
+Không có cánh môi ở họ Hoàng tinh.
+Cánh môi do một nhị biến thành ở họ Chuối hoa.
*Họ Chuối (Musaceae)
Cây thường lớn thân rễ sống lâu năm. Lá có bẹ lá ôm lấy thân tạo thành thân giả kí sinh (thân này chết sau khi quả chín), cuống và phiến lá đều lớn.
Cụm hoa là một bông kép ở tận cùng của thân giả. Lá bắc rất lớn, mang ở phía bụng 1-3 hàng hoa. Hoa không đều.
Bao hoa 6 mãnh, trong đó 3 mãnh vòng ngoài và 2 mãnh vòng trong dính lại với nhau thành một bản, còn mảnh thứ 3 của vòng trong thường nhỏ và trong suốt gọi là cánh môi. Nhị hầu hết là 5. Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn đảo.
Quả mọng nhiều hạt, hạt có nội nhũ. Ở các loài cây trồng không có hạt hay hạt thui đi rất sớm (noãn không đươc thụ tinh, chỉ bầu phát triển thành quả, do đó không có hạt )
Công thức hoa : P(5)+1 A 5G(3)
Họ Chuối chỉ có 2 chi và 70 loài. Ở nước ta có cả 2 chi với 10 loài, nhưng quan trọng phổ biến hơn cả là chi Musa (Chuối).
- Chuối nhà (M.paradisiaca L.): Cây được trồng lấy quả ăn. Có nhiều thứ khác nhau: chuối ngự, chuối tây, chuối tiêu, chuối mật… Chuối có rất nhiều công dụng: thân củ, thân giả để nuôi lợn, bẹ và cuốn lá, gân lá lấy sợi bện thừng, làm quay chèo, phiến lá để gói bánh, quả ăn ngon và bổ, là nguồn xuất khẩu của nước ta.
- Chuối rừng (M.uranoscopos Lour.): Cuống cụm hoa và lá bắc màu đỏ tươi. Gặp nhiều ở các rừng ẩm ven khe suối.
*Họ Gừng (Zingiberaceae)
Thân rễ lớn, thường phân nhánh, chứa nhiều chất dự trữ. Lá cũng gồm có lá bẹ dài ôm lấy nhau thành thân giả, cuống ngắn và phiến lớn, giữa cuống và bẹ lá có phần phụ gọi là lưỡi nhỏ (ligule), lá thường có mùi thơm cay.
Ở nhiều loài, thân kí sinh chỉ xuất hiện khi cây ra hoa, mọc lên từ thân rễ xuyên qua thân giả ra ngoài, mang ở phần cuối một cụm hoa (chi alpinia ), nhưng có loài cụm hoa nằm ngay trên thân rễ ở sát mặt đất.
Hoa không đều. Đài và tràng hình ống, màu lục, phía trên chia 3 thùy. Chỉ có 1 nhị sinh sản (ở vòng trong) với 2 bao phấn lớn, nứt phía trong. Một cánh môi hình bản lớn, màu sặc sỡ, có dạng cánh hoa, do 3 nhị dính với nhau và biến đổi thành, nằm đối diện với nhị sinh sản. Hai nhị còn lại biến thành 2 nhị lép nhỏ nằm 2 bên bao phấn (nhiều khi giảm chỉ còn dạng vảy nhỏ, hoặc mất hẳn).
Bầu dưới, 3 ô, mỗi ô chứa nhiều noãn. Vòi nhị chui qua khe hở giữa 2 bao phấn và thò ra ngoài. Quả nang đôi khi quả mọng. Hạt có nội nhũ và cả ngoại nhũ .
Công thức hoa : K(3) C(3) A1G(3)
Họ Gừng có độ 45 chi, hơn 1300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam và Đông Nam châu Á. Ở nước ta biết gần 20 chi và gần 100 loài, trong đó có nhiều cây có giá trị. Một số cây trồng như:
- Riềng (Alpinia officinarum Hance): Thân rễ khỏe phủ nhiều vảy khi già có nhiều xơ, dùng làm gia vị và làm thuốc.
- Nghệ (Curcuma domestica Val.): Ruột thân rễ màu vàng, làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh dạ dày, bệnh vàng da, dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.
Riềng
(Alpinia officinarum Hance)
Nghệ
(Curcuma domestica Val.)
- Gừng (Zingiber officinale Rosc): Thân rễ thơm cay, dùng làm gia vị, làm mứt và làm thuốc, có tác dụng hưng phấn, dễ tiêu. Loài gừng gió (Z.zerumbet L.Sm.) mọc dại, gặp nhiều ở rừng thứ sinh, có hoa màu trắng cánh môi màu vàng nhạt, thân rễ, vị đắng và cay, cũng được dùng làm thuốc.
Trong rừng thường gặp một số cây mọc ở tầng thấp như:
- Ré (Alpinia spciosa K.Chum.): Cánh môi vàng, có viền đỏ. Quả mọng hình cầu. Cây dùng lấy sợi.
Gừng
(Aingiber officinale Rosc)
Ré
(Alpinia speciosa K.Chum.)
Chuối trăm nải (M.chiliocarpa Back)
Chuối kiễng đỏ (M.ornata Roxb)
- Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) và Sa nhân (A.villosum Lour.) là hai loài cây dùng làm thuốc, được khai thác nhiều để xuất khẩu (quả thảo cũng dùng làm gia vị), gặp nhiều ở các rừng miền Bắc
- Địa liền (Kaempfria galanga L.): Thân rễ gồm nhiều củ nhỏ hình trứng mọc nối tiếp nhau. Lá hình trứng rộng, mọc sát đất. Cụm hoa không cuống, nằm ẩn trong bẹ lá, hoa màu trắng. Cây mọc dại và được trồng ở nhiều nơi, thân rễ dùng làm thuốc bổ.
Thảo quả
(Amomum aromaticum Roxb)
Địa liền
(Kaempferia galanga L.)
*Họ Hoàng tinh hay họ Dong (Marantaceae)
Hình dạng ngoài của cây giống họ Gừng. Cuống lá có đốt, lá không có mùi thơm. Hoa không đều, mất đối xứng. 3 lá đài rời nhau, 3 cánh hoa có màu. Bộ nhị chỉ còn lại ½ nhị sinh sản (1 bao phấn), còn ½ nhị kia và 3-4 nhị khác biến đổi thành bản dạng cánh, 2-1 nhị nữa biến mất hoàn toàn. Không có cánh môi. Bầu 3 ô nhưng chỉ 1 ô phát triển chứa 1 noãn. Hạt không nội nhũ, chỉ có ngoại nhũ.
Công thức hoa : K 3C(3)A1/2G(3)
Họ này có 32 chi và khoảng 350 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới chủ yếu trong các rừng ẩm và rừng đầm lầy, phần lớn các chi tập trung ở châu Mỹ nhiệt đới. Ở nước ta có 7 chi với 15 loài.
- Dong ta hay dong củ (Maranta arundinacea L.): Thân rễ hình quả bom, phân đốt, mang nhiều vảy lá, màu trắng ngà, chứa nhiều tinh bột. Cây được trồng nhiều để lấy củ luộc ăn, làm bột hoàng tinh.
- Dong lá (Phrynium placentarium (Lour.) Merr): Thường mọc ở các rừng ẩm ven suối. Lá dùng để gói bánh chưng .
Dong lá
(Phrynium placentarium L.)
*Họ Chuối hoa hay họ Dong riềng (Cannaceae)
Thân rễ phát triển phân nhánh. Cuống lá không có đốt. Hoa thường có màu sặc sỡ (do nhị ). Đài và tràng không đẹp.
Nhị sinh sản còn ½ . Cánh môi lớn, do một nhị vòng trong biến đổi thành, một số nhị khác cùng với ½ nhị vòng trong biến thành những bản dạng cánh màu giống như cánh môi nhưng kích thước nhỏ hơn. Vòi nhụy hình bản dẹp và cũng có màu. Quả mở. Hạt có ngoại nhũ cứng và còn vết tích của nội nhũ.
Công thức hoa : K(3)C(3)A1/2G(3)
Họ này chỉ có 1 chi Canna với khoảng 50 loài phân bố nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Nước ta gặp vài loài:
- Dong riềng (C.edulis Ker.): Hoa nhỏ, màu đỏ. Trồng lấy củ ăn, lấy bột làm miến.
- Chuối hoa lai (C.hybrida Forst.): Hoa to có màu sặc sỡ, đỏ hay vàng làm cảnh.
- Chuối hoa (C.indica L.): Hoa nhỏ và không đẹp bằng loài trên.
Chuối hoa lai
(C.hybrida forst.)
3. Bộ Lan (Orchidales)
Bộ Lan có liên hệ chặt chẽ với bộ Hành, đặc biệt với họ Hypoxidaceae mà trong đó hai chi Hypoxis và Curculigo có nhiều đặc điểm gần với Lan.
Nói chung, trong bộ Hành hoa đã có khuynh hướng phát triển dẫn đến bộ Lan (tính chất hoa đối xứng hai bên, sự tiêu giảm và chuyên hóa của bộ nhị, bầu dưới có một ô mang nhiều noãn và hạt bé...).
Bộ Lan chỉ có một họ duy nhất.
*Họ Lan (Orchidaceae).
Cơ quan sinh dưỡng khá đa dạng: có loài mọc trên đất, sống dai nhờ thân củ, có loài thân leo (ít), còn đại đa số sống bám trên các cây to ở trong rừng.
Chúng có rễ khí sinh phát triển mạnh , màu lục, phía ngoài có một lớp mô xốp dày (gọi là lớp vêlamen) có tác dụng dự trữ nước ( nước mưa, sương) và bảo vệ cho rễ khỏi bị khô.
Ở một số loài, phần dưới lá hoặc gióng thân phình to (gọi là hành giả) chứa chất dinh dưỡng dự trữ.
Một số loài khác không có dịêp lục và hoại sinh trên đất mùn. Lá mọc cách, nguyên phiến có khi rất dày.
Hoa tập trung thành cụm hoa chùm hay bông. Hoa đối xứng hai bên.
Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: 3 mảnh vòng ngoài và 2 mảnh vòng trong bé hơn mảnh thứ ba ở vòng trong. Mảnh này có hình dạng và màu sắc khác hẳn, gọi là cánh môi.
Gốc cánh môi thường kéo dài thành cựa mật chứa tuyến mật.
Nhiều loài, khi hoa nở vặn đi một góc 1800 nên cánh môi không phải ở đằng sau (úp) mà quay ngữa ra phía trước (ở dưới) làm chổ đứng cho sâu bọ.
Ở những loài có cụm hoa treo thỏng thì không có hiện tượng như vậy, vì cánh môi đã ở vị trí dưới. Nhị tiêu giảm, còn 2 hay thường chỉ còn 1.
Trong các thường hợp chung, chỉ nhị dính liền với vòi nhụy thành cột nhị nhụy.
Hạt phấn thường dính 4 chiếc một hoặc dính lại cả thành khói gọi là khối phấn, có chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Khối phấn nằm ở phần đầu của cột nhị nhụy, được che đậy bằng mỏ bất thụ (do 1 đầu nhụy biến đổi thành).
Bộ nhụy gồm 3 lá noãn dính nhau thành bầu dưới, 1 ô, mang rất nhiều noãn đính bên.
Trên cột nhị nhụy có 2 đầu nhụy sinh sản thường nằm trong chỗ lõm, còn đầu nhụy thứ ba không sinh sản, lồi ra thành mỏ bất thụ ngăn cách không cho khói phấn của nó rơi xuống đầu nhụy sinh sản (buộc phải giao phấn).
Quả khô, mở thành 3-6 mảnh. Hạt rất nhỏ và nhiều, thường không có nội nhũ.
Công thức hoa: P3+3A2-1G(3)
Nhìn chung ta thấy hoa của họ Lan cấu tạo rất phức tạp, thích nghi cao vói sự thụ phấn nhờ sâu bọ hoặc nhờ chim nhỏ. Khi sâu bọ vào hút mật ở cựa. Đậu trên cành môi, đầu chạm vào gót khối phấn thì gót dính sẽ dính vào đầu sâu bọ và khối phấn sẽ được mang đến hoa khác.
Do hạt nhỏ, nhẹ và thường có lông tơ nên dễ phát tán nhờ gió. Ở nhiều loài, trong quả có những lông hút nước dùng để bắn hạt đi.
Phôi trong hạt phát triển yếu, không phân hóa thành cơ quan. Hạt nảy mầm được nhờ có nấm cộng sinh. Các sợi nấm chui vào trong phôi, do sự hoạt động của chúng mà tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, cần thiết cho phôi phát triển.
Những cây trưởng thành thường có cộng sinh ở rễ. Sự sinh trưởng của các loài lan rất chậm: từ khi nảy mầm đến khi ra hoa phải mất mấy năm, có khi từ 10-15 năm; bù lại, quả lan có rất nhiều hạt nên phát tán rất rộng.
Lan là họ lớn thứ hai trong ngành Hạt kín với khoảng 800 chi và 30.000 ngàn loài, phân bố khắp nơi trên Trái đất, nhưng phong phúi nhất là ở trong các rừng ẩm nhiệt đới Đông Nam Á và châu Mĩ.
Ở nước ta hiện biết trên 130 chi và 800 loài. Hầu hết các loài đều có hoa đẹp, làm cảnh. Có một số loài bị săn lùng và khai thác nhiều do đó trở nên hiếm, cần có biện pháp bảo vệ.
- Lan đuôi cáo (Aerides falcatum Lindl.): Hoa màu trắng điểm các đốm tím.
-Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindl.): Hoa màu hồng thân cây được dùng làm thuốc.
-Lan hài (chi Paphipopedilum) với nhiều loài khác nhau, rất đặc sắc bởi cánh môi hình mũi chiếc hài. Trong chi này ở Việt Nam hiện biết tới 12 loài (trên tổng số 60 loài), trong đó một số loài được phát hiện mới đối với khoa học đồng thời là loaì đặc hữu, đó là: P.helenae Aver., P.vietnamense Gruss & Perner (loài này mới được phát hiện năm 1998 tại vùng núi đá vôi Cao Bằng).
Th?ch h?c
(Dendroblum nobile Lindl.)
Lan hài
(Chi Paphiopedilum)
- Lan hạt đính (Phajus talkervillea (Ait.)BI.): Cây mọc ở đất, có thân củ lớn. Hoa to, ngoài màu nhạt trong màu đỏ nâu, cánh môi màu hồng hay đỏ trên nền vàng. Cây mộc ở thung lũng núi đá vôi, nơi ẩm ướt, được trồng trong chậu làm cảnh.
- Lan phượng vĩ (Renanthea coccinea Lour.): Cây bì sinh với thân leo dài, hoa màu đỏ chói như hoa phượng vĩ.
- Lan Van đa (Vanda) Với rất nhiều loài, trong đó có loài V.bidupensis Aver & Chritenson, sinh sống tự nhiên ở vùng núi cao Lâm Đồng. Loài này phân bố hạn chế và có hoa đẹp nên đang có nguy cơ bị khai thác cạn kiệt.
M?t văi cđy thu?c h? Lan
4. Bô Cói (Cyperales)
Bộ Cói có quan hệ gián tiếp với bộ Hành thông qua các bộ Bấc (cùng có hoa cấu tạo khá gần nhau và cùng có nội nhũ bột). Nhưng ở bộ Bấc và bộ Cói bao hoa khô xác, thích nghi với sự thụ phấn nhờ gió.
Bộ Cói có một họ:
*Họ Cói (cypera ceae)
Cây thân cỏ sống lâu năm, ít khi một năm, thường mọc ở chỗ ẩm ướt.
Thân rễ nằm dưới đất, thân khí sinh không phân đốt, tiết diện ngang hình tam giác hay hơi tròn.
Lá có bẹ ôm lấy thân mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ dính nhau thành ống; lá xếp thành ba dãy theo thân.
Hoa nhỏ, mọc thành bông nhỏ ở kẽ một lá bắc, những bông nhỏ này lại tập hợp thành bông, chùm, chùy…
Hoa lưỡng tính hay đơn tính, thụ phấn nhờ gió. Bao hoa rất giảm, dạng vảy khô xác hay dạng lông cứng, 1 – 6 hay nhiều mảnh, có khi không có. Nhị 3, bao phấn đính gốc. Bộ nhụy gồm 3 lóa noãn dính nhau thành bầu trên, 1 ô, chỉ chứa một noãn, 1 vòi và 3 đầu nhụy dài.
Qủa đóng, hạt có nội nhũ bột bao quanh phôi.
Công thức hoa: P ∞, 6,1,0 A 3 G
Họ cói có độ 95 chi với 3800 loài phân bố rộng rãi khắp nơi, đặc biệt ở vùng ôn đới và hàn đới.
Nước ta hiện biết 28 chi và 300 loài.
Quan trọng nhất là cây cói (Cyperus malaccensis Lam.), mọc dại ở vùng nước lợ, hiện được trồng nhiều để dệt chiếu, bao tải, thảm, làm túi xách, đồ đan lát, mĩ nghệ.
Một vài loài mọc dại phổ biến như :
- Củ gấu (Cyperus rotundus Lam.): cỏ nhỏ có thân rễ hình củ màu nâu đen. Đây là loài cỏ dại ăn hại đất trồng, nhưng củ của nó được dùng chữa bệnh phụ nữ.
- Cỏ năn đốt (Eleocharis equisetina Prels): Thân tròn, có ngấn, cụm hoa hình tháp bút, ở ngọn, thường gặp ở các ruộng chua hoặc bãi lầy.
- Mã thầy (E.dulcis Burm. f. var. tuberosa Rottb.): Củ lớn, hình tròn dẹt, màu nâu, chứa nhiều nước, ăn ngọt và mát. Cây mọc ở ao, hồ.
- Cỏ bạc đầu (kyllinga brevifolia Rottb.): Cụm hoa hình đầu, màu trắng; thường mọc ở các bãi cỏ, bờ ruộng, lề đường.
Mã thầy
(E.dulcis Burm. f. var. tuberosa Rottb.)
Cỏ bạc đầu (kyllinga brevifolia Rottb.)
5.Bộ lúa (Poales)
Đây là nấc cuối cùng trong dòng tiến hóa của phân lớp theo hướng hoa thụ phấn nhờ gió.
Đồng thời cũng là một trong những bộ ở vị trí cao nhất trong hệ thống sinh cây Một lá mầm.
Bộ chỉ có một họ.
*Họ Lúa (Poaceae)
Cây thân cỏ, sống lâu năm, ít khi 1 hay2 năm, một số có dạng thân gỗ thứ sinh (tre nứa…).
Thân khí sinh chia gióng và mấu: gióng thường rỗng (trừ một số loà như mía, kê ngô có thân đặc), không phân nhánh (trừ tre) mà chỉ phân nhánh từ gốc hoặc từ thân rễ.
Lá mọc cách, xếp hai dãy theo thân, bẹ lá to dài, 2 mép của bẹ không dính liền nhau.
Lá không có cuống (trừ tre), phiến lá hình dải hẹp, giữa bẹ và phiến lá có lưỡi nhỏ (ligule) hình bản mỏng hay hình dãy lông mi.
Nguồn gốc của lưỡi không rõ ràng, một số người cho là 2 lá kèm dính lại với nhau biến đổi thành.
Vai trò sinh học của nó là cản bớt nước chảy vào phần thân non ở đốt.
Gốc bẹ lá hơi phồng lên, mép ôm chặt lấy thân và che chở cho mô phân sinh đốt, nhờ đó mà mô này hoạt động khá lâu.
Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa cơ sở là bông nhỏ.
Các bông nhỏ này lại hợp thành những cụm hoa phức tạp như bông kép, chùm, chùy…
Mỗi bông nhỏ mang 1-10 hoa.
Gốc bông nhỏ thường có 2 mày bông xếp đối nhau; còn ở gốc mỗi hoa có 2 mày hoa, mày hoa dưới ôm lấy mày hoa trên, nhỏ và mềm hơn, mày hoa dưới chỉ có 1 gân ở chính giữa, còn mày hoa trên có 2 gân bên.
Ở nhiều loài mày hoa dưới kéo dài ra thành chỉ ngọn.
Phía trong 2 mày hoa có 2 mày cực nhỏ rất bé và mềm.
Như vậy, thông thường mỗi hoa có 4 mày, nhưng trong thực tế số lượng này có khi không đủ.
Nhị thường là 3 (đôi khi là 6), chỉ nhị dài, bao phấn đính lưng, 2 bao phấn khi chín thường tõe ra thành hình chữ X.
Bầu trên, 1 ô,1 noãn, 2 vòi nhụy và 2 đầu nhụy dài mang chùm lông quét, thường màu nâu hay tím.
Khi hoa nở, mày cực nhỏ trương lên, tách các mày hoa ra, để lộ đầu nhụy và bao phấn.
Trong thời gian này chỉ nhị dài ra một cách nhanh chóng, đưa các bao phấn vượt ra ngoài.
Do bao phấn đính lưng nên dễ đung đưa trước gió: các hạt phấn nhỏ, nhẹ, dễ dàng được gió chuyển đi đến thụ phấn cho hoa khác.
Đầu nhụy có chùm lông để quét hạt phấn.
Tuyệt đại đa số cây họ Lúa thụ phấn nhờ gió.
Sự tự thụ phấn chỉ xảy ra ở những hoa không mở như lúa mì, lúa mạch và một số cỏ mọc dại.
Quả dính, vỏ quả và vỏ hạt dính liền nhau, chỉ một số ít loài của chi Bambusa mới có quả đóng.
Quả chứa nhiều tinh bột (trung binh tới 74% khối lượng).
Phôi nằm lệch một bên, ở góc quả (ngoại phôi).
Họ lớn, có tới 700 chi và 8000 -10.000 loài, có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất. Ở Việt Nam hiện biết 150 chi và gần 500 loài.
Chúng thường phát triển mạnh mẽ ở những chỗ trống, trên các cánh đồng, các bãi bồi ven sông…
Họ lúa thường được chia ra thành một số phân họ, số lượng khác nhau tùy từng tác giả.
Về mặt giá tri thực tiễn, đây là một họ có tầm quan trọng lớn, nhiều loài được sử dụng rộng rãi, cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ví dụ:
Các loài cây lương thực, thực phẩm:
- Ý dĩ (Coix lachryma-jobi L.): Quả có mày cứng bao bọc, nhiều bột, dùng nấu cháo ăn, cũng được dùng làm thuốc bổ, giải nhiệt…
-Lúa (Oryza sativa L.): Có 2 thứ: lúa tẻ (O.sativa L. var. utilissima A.Camus) và lúa nếp (O.sativa L. var. glutinosa Tanaka) với hàng trăm giống khác nhau.
- Kê (Setaria italica (L.)Beauv.): Cây sống hằng năm, cao gần 2m. Cụm hoa dày đặc, ở ngọn. Hạt nhỏ, ăn được. Cây thường được trồng.
- Lúa mì (Triticum aestivum L.): Cỏ 1 năm, mọc thành bụi cao 0.5 - 1m; hạt cho bột làm bột bánh mì; được trồng ở Cao Bằng.
Kê
(Setaria italica (L.)Beauv.)
Lúa mì
(Triticum aestivum L.):
- Ngô (Zea mays L.): Hoa đơn tính cùng cây. Hoa cái có vòi nhụy rất dài (râu ngô).
- Niễng (Zizania latifolia (Guiseb.) Staf.): Thân phòng lên do nấm ki sinh, dùng xào nấu làm thức ăn.
Những loài cỏ dại làm thức ăn gia súc hay có công dụng khác:
- Cỏ mật (Chloris barbata Sw.): Cỏ bò dài, lá mềm, trâu bò thích ăn.
Ngô
(Zea mays L.)
Niễng (Zizania latifolia (Guiseb.) Staf.)
- Cỏ may (Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.): Quả có gai, dễ đâm vào quần áo, lông gia súc, nhờ vậy mà phát tán đi xa được. Cây ưa sáng.
- Sả (Cymbopogon citratus DC.): Cây có mùi thơm, mọc thành bụi dày, thường trồng để lấy tinh dầu, làm thuốc và làm gia vị.
- Cỏ gà (Cynodon dactylon (L.)Pers.): Thân rễ mọc bò, khỏe, lá bé. Đầu cành thường có sâu kí sinh nên phình to. Cây mọc phổ biến ở các bãi hoang.
- Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.) P.Beauv.): Thường mọc lẫn với lúa ở ruộng chịu nước, có chu trình sống giống lúa nên khó trừ.
- Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L.) P.beauv.): Lá dùng để lợp nhà, làm giấy. Cây chịu hạn, mọc rất khỏe, gặp rất nhiều trên đồi khô.
- Cỏ gừng (Panicum repens L.): Thân rễ giống củ gừng, làm thuốc chữa dị ứng. Cây mọc ở các bãi đất khô, có tác dụng chống cát di động.
- Sậy (Phragmites communis L.): Sống ở bãi ven bờ nước.
- Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm.) Mess): Cỏ cứng, quả tập hợp chung quanh một trục hình cầu, có nhiều gai dài dễ phát tán nhờ gió. Cây mọc trên bãi cát ven biển có tác dụng giữ cát bay rất tốt.
- Chít hay đót (Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze): Cây cao, lá hình bản rộng, cụm hoa lớn, thường dùng làm chổi quét vôi, quét nhà. Mọc nhiều ở ven rừng thứ sinh, đồi. Cây ưa sáng.
Các loài dùng trong công nghiệp:
- Tre gai (Bambusa blumeana Schult.): Gióng có thành dày, đặc ở gốc, thân phân nhánh nhiều, có gai. Cây được trồng hầu hết ở các làng mạc, tạo nên phong cảnh đặc sắc ở nông thôn Việt Nam. Thân dùng làm nhà, nông cụ, đan lát.
- Hóp sào (B.multiplex Raeusch.): Mọc thành bụi, thân bé, vỏ màu vàng có sọc xanh. Dùng làm sào thuyền, nông cụ.
- Trúc đùi gà (B.ventricosa Mc.Clure): Cây thấp, gốc gióng phình to giống như đùi gà. Trồng làm cảnh.
- Giang (Dendrocalamus patellaris Gambl.): Thân rất dẻo, dùng làm lấy sợi để đan lát, làm làm lạt buộc, măng để ăn.
- Bương (D.asper Munro): Thân cao tới 25 - 30m, đường kính tới 20cm, là nguyên liệu để làm nhà cửa, đan lát, làm ống dẫn nước của đồng bào miền núi.
Trúc đùi gà
(B.ventricosa Mc.Clure)
Bương
(D.asper Munro)
- Nứa (Nehouzeana dulloa (Ganbl.) Canus): Mọc thành bụi, có gióng dài, mỏng. Loài cây này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu làm bột giấy, làm tấm lợp nhà, phên vách, đóng bè, đan lát…
- Mía (Saccharum officinarum L.): Thân rễ, sống dai, thân khí sing đặc, chứa nước và nhiều đường. Cây quan trọng trong công nghiệp sản xuất đường. Bã mía (thân cây sau khi ép lấy nước) được dùng làm chất đốt, nguyên liệu giấy, chế phẩm vi sinh.
Thành viên nhóm 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Trọng Điều
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)