BÀI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ

Chia sẻ bởi Phan Thị Lợi | Ngày 05/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: BÀI QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI
CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
( TỪ NGÀY 09/04- 04/05)
I/ MỤC TIÊU:
Phát triển thể chất:
a, Dinh dưỡng sức khỏe:
Trẻ biết ăn uống hợp lý, vệ sinh rửa mặt, rửa tay.
Biết được một số món ăn đặc sản ở từng địa phương
Biết cách phòng chóng một số nơi nguy hiểm như: sông nước, đường sắt, điện, lửa...
b, Phát triển vận động:
Phát triển các giác quan cho trẻ.
Trẻ thực hiện được các vận động: đi nối gót, giật lùi, chảy đổi hướng, nhảy qua vật cản, ném trúng đích...
Phối hợp cử động của ngón tay, bàn tay, cổ tay để thực hiện các bài tập vẽ, nặn, xé dán...
Phát triển nhận thức:
Trẻ biết được tên nước Việt Nam, tên/ địa danh quê hương. Nhận biết cờ tổ quốc, biết Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.
Trẻ biết được Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Trẻ yêu quý và kính trọng Bác Hồ, hiểu biết thêm về cuộc đời của Bác Hồ qua tranh ảnh, băng hình.
Biết được một vài nét đặc trưng của thành phố Pleiku thân yêu như: Biển Hồ, YaLy, công viên Diên Hồng, Đồng Xanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum...
Biết được đất nước Việt Nam có nhiều dân tộc.
Biết được một số đặc trưng văn hóa của Việt Nam và quê hương: Phong tục, tập quán, truyền thống, nghề nghiệp, lễ hội. Phân biệt được một số ngày lễ quen thuộc qua các đặc điểm nổi bật của chúng.
Phân biệt được một số đặc sản/ sản phẩm truyền thống qua dấu hiệu nổi bật.
Nhận biết số lượng từ 1-10, phân biệt các hình khối, đo độ dài và so sánh.
Phát triển ngô ngữ:
Sử dụng đúng các từ chỉ địa danh ở quê hương, có thể kể chuyện, đọc thơ và kể một số di tích hoặc danh lam thắng cảnh/ lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
Phát triển thẩm mỹ.
Trẻ cảm nhận vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước qua các sản phẩm tạo hình, âm nhạc.
Biết sử dụng nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa.
Thích và biết chơi một số trò chơi dân gian, nghe các bản nhạc, bài hát dân ca mang tính chất địa phương.
Phát triển tình cảm xã hội.
Tích cực tham gia và chuẩn bị đón mừng các sự kiện, lễ hội như: Ngày giải phóng đất nước 30/4, ngày quốc tế lao động 1/5, Ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5...
Các lễ hội của tây nguyên: Múa xoan, lễ hội đấm trâu....
Yêu quý và tự hào về quê hương, đất nước.
Kính trọng và yêu quý Bác Hồ, phấn đấu để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ.
Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan văn hóa đẹp, không xả rác, bẻ cành...
II/ MẠNG NỘI DUNG:
Đất nước Việt Nam diệu kỳ
Thủ đô Hà Nội
Thành phố Pleiku thân yêu
Bác Hồ kính yêu của cháu

Nội dung:
Tên gọi, quốc kỳ, quốc ca
Một số địa danh nổi tiếng
Một số ngày lễ hội: ngày quốc khánh 2/9, tết nguyên đán, tết trung thu, ngày giải phóng miền Nam 30/4; quốc tế lao động 1/5...
Việt Nam có nhiều dân tộc/ các bạn nhỏ dân tộc khác nhau ( tên gọi, trang phục, nơi sống của một vài dân tộc)
Hoạt động:
1. Phát triển thẩm mĩ:
Âm nhạc: Bài hát “ Quê hương tươi đẹp ; Nghe hát: Việt Nam quê hương tôi; Trò chơi: Hái hoa dân chủ”
Tạo hình: Vẽ về cảnh đẹp quê hương đất nước.
2. Phát triển nhận thức:
LQVT: Dạy trẻ đếm đến 10. Nhận biết nhóm có 10 đối tượng. Nhận biết chữ số 10.
KPKH: Trò chuyện và đàm thoại về những địa danh nổi tiếng của Việt Nam.
3. Phát triển vận động: Đi bước chéo sang ngang
4. Phát triển ngôn ngữ:
LQVH: Chuyện Ông Giống
LQCC : Làm quen chữ S, X
5. Phát triển tình cảm- Xã hội:
TCDG: Dệt vải
TCHT: Tìm bạn thân
TCVĐ:Ai nhanh hơn
TCPV: Cửa hàng bán quà lưu niệm
TCXD: Xây dựng công viên

Nội dung:
Tên gọi: Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam.
Một số di tích lịch sử, danh lam thắng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thị Lợi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)