BÀI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Chia sẻ bởi Lai Thi Sen | Ngày 10/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: BÀI QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:


LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT

Họ và tên :………………………………………………………


ĐỌC THẦM:
Quần đảo Trường Sa
Cách Bà Rịa khoảng năm trăm cây số về phía đông – nam bờ biển, đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là quần đảo Trường Sa, mảnh đất xa xôi nhất của Tổ quốc ta.
Quần đảo gồm nhiều đảo nhỏ, đứng theo hình vòng cung. Mỗi đảo là một bông hoa san hô rực rỡ góp thành một lẵng hoa giữa mặt nước biển Đông xanh mênh mông.
Từ lâu Trường Sa đã là mảnh đất gần gụi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, to bằng nửa chiếc bi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín vỏ ngả màu da cam. Góc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những chiếc nón che bóng mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.
Một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sĩ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sĩ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đặt chân lên đây, khi tìm báu vật, khi trồng cây để xanh tươi mãi cho tới hôm nay.
Hà Đình Cẩn(Trích quần đảo san hô)



Dựa vào bài đọc trên, hãy trả lời các câu hỏi 1, 2, 3,dưới đây. Bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Vế phía đông – nam của Tổ quốc ta đã mọc lên một chùm đảo san hô nhiều màu. Đó là:
Quần đảo Hoàng Sa
Biền đảo Phú Quốc
Quần đảo Trường Sa.
Cả a, c đúng.

Câu 2: Thời tiết trên quần đảo có đặc điểm:
Mưa nhiều quanh năm.
Nắng nhiều hơn mưa.
Quanh năm ấm áp.
Thời tiết mát mẻ, dễ chịu Câu 3: Nét hoa văn trên mảnh đồ gốm anh chiếc sĩ đã xúc lên giống nét hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng của anh. Khẳng định:
Người Việt Nam đã đặt chân lên đất đảo từ rất xa xưa.
Sự phát hiện của anh chiến sĩ là tình cờ.
Mảnh đồ gốm không nói lên điều gì.
Một ý kiến khác.


Câu 4: Cảm nhận của em về vùng đất đảo của nước Việt Nam ta?
Trà lời: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 5: Từ “quả quyết” trong bài đọc có nghĩa là:
a.Nhất định chắc chắn, không do dự. b.Đúng như vậy.
c.Sự thật như vậy. d.Kết quả vật chất thu được sau một cuộc đấu tranh.

Câu 6: Thành ngữ nào dưới đây nói về lòng dũng cảm?
a.Chung lưng đấu cật. c.Gan vàng, dạ sắt.
b.Ba chìm bảy nổi. d.Chân lấm tay bùn.

Câu 7: Dòng nào dưới đây trái nghĩa với từ “cần cù”
a.Chuyên cần, chịu khó, đại lãng.
b.Tần tảo, siêng năng, lười nhác.
c.Lười biếng, lười nhác, chảy thây, đại lãng.
d.Lười nhác, lười làm, biếng nhác, hèn yếu, bạc nhược.

Câu 8: Những từ: tiên tiến, xuất sắc, ưu tú là những từ:
a.Cùng nghĩa. b.Gần nghĩa c.Trái nghĩa d.Đồng nghĩa


Câu 9: Các vế câu trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào? Có thể thay thế bằng từ nào khác?

Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa.

………………………………………………………………………………………………………


Câu 10: Dấu phẩy trong câu “Góc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng.” có tác dụng gì?

………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lai Thi Sen
Dung lượng: 20,53KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)