Bài phát biểu 20-10

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Lê | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài phát biểu 20-10 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

BÀI PHÁT BIỂU VỀ LỊCH SỬ NGÀY 20 THÁNG 10
Kính thưa đ/c Nguyễn Thị Loan, Bí thư chi bộ, Hiệu Trưởng nhà trường.
Kính thưa đ/c Ngô Thị Thùy Dung Phó Hiệu Trưởng nhà trường.
Kính thưa đ/c Trương Thị Bích Nga, Chủ tịch Công Đoàn nhà trường.
Kính thưa đ/c: ..............................................................................................................................
Thưa toàn thể các đồng chí.
Hơn một năm sau khi cách mạng tháng Tám thành công, ngày 20-10-1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Thực ra, ngày lịch sử đáng ghi nhớ đó của phụ nữ Việt Nam được bắt đầu từ năm thành lập Đảng tức là từ tháng 10 năm 1930.
Trong xã hội thuộc địa và nửa phong kiến trước đây, người phụ nữ Việt Nam sống trong cảnh tối tăm, khổ cực. Họ không có chút quyền chính trị, bị bóc lột và bị đối xử không bình đẳng. Chế độ trả lương bất công của bọn chủ tư bản, thói dâm bạo của bọn thực dân cùng lề thói phong kiến hủ lậu là những gánh nặng đè lên đầu lên cổ người phụ nữ. Bằng ngòi bút sắc sảo và niềm thông cảm sâu sắc, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã tố cáo tội ác của bọn đế quốc và phong kiến đối với phụ nữ trong tác phẩm nổi tiếng: "Bản án chế độ thực dân Pháp". Năm 1925, trong lớp huấn luyện của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, Người đã khẳng định "Việt Nam cách mạng cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công" (Đường Kách Mệnh).
Có thể nói một trong những tổ chức phụ nữ cách mạng đầu tiên của nước ta đã được thành lập ở Vinh (Nghệ Tĩnh). Năm 1927, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đứng ra họp mặt các chị em có cùng chí hướng cứu nước thành nhóm phụ nữ. Chưa có chính cương và điều lệ, hàng tháng nhóm này hội họp để thảo luận về con đường giải phóng phụ nữ. Năm sau, các nhóm tương tự xuất hiện trong giới nữ sinh trường Vinh và trong chị em nông dân huyện Nghi Lộc. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930), đã mở ra một con đường cách mạng đúng đắn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng phụ nữ. Hội nghị Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930 đã thông qua một nghị quyết riêng về công tác vận động phụ nữ: "Ngoài những cách bóc lột như nhiều giờ làm, ít tiền lương, họ lại bị phong tục bó buộc, bị coi là hạng người tôi mọi, rất đê tiện trong xã hội, không có một chút tự do nào hết". Vì lòng yêu nước và căm thù đế quốc, phong kiến, phụ nữ Việt Nam nhất định sẽ trở thành lực lượng cách mạng đông đảo và hùng mạnh. Đảng đã nhận định: "Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu. Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc tranh đấu cách mạng thì cách mạng không thắng lợi được". Đảng coi công tác vận động phụ nữ là một nhiệm vụ to lớn và trọng yếu và chủ trương thành lập "Phụ nữ hiệp hội". Tinh thần đấu tranh kiên cường của phụ nữ biểu hiện rõ nét trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hội phụ nữ giải phóng được tổ chức vào giữa năm 1930 ở Thạch Hà (Hà Tĩnh), Nam Đàn và Vinh (Nghệ An). Hội đã giác ngộ và động viên đông đảo chị em tham gia biểu tình hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân Bến Thủy. Từ phong trào đấu tranh sôi nổi đó, tổ chức phụ nữ phát triển rất nhanh. Chỉ trong vài tháng, ở Nghệ An, chỉ hội phụ nữ giải phóng đã kết nạp 6.420 người và ở Hà Tĩnh được 2.160 người. Hoạt động dũng cảm của phụ nữ đã góp phần to lớn vào việc xây dựng chính quyền Xô Viết và đẩy mạnh phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh. Hưởng ứng cuộc đấu tranh ở Nghệ Tĩnh, chị em tỉnh Quảng Ngãi cũng lập ra nhiều chi hội phụ nữ giải phóng ở một số huyện.
Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), nhiều tổ chức phụ nữ dân chủ hoạt động công khai và nửa công khai. ở thành thị, chị em tổ chức theo từng ngành nghề, đấu tranh đòi địch phải giải quyết những yêu sách về đời sống, giảm thuế, tăng cường, đối xử bình đẳng...Đông đảo phụ nữ đã tham gia vào cuộc mít tinh khổng lồ ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại khu Đấu Xảo Hà Nội. Tháng 5 năm 1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập. Các tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đều lấy tên "cứu quốc". Tháng 6 năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Lê
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)