Bài ngoại khóa

Chia sẻ bởi Trần Thị Minh Hà | Ngày 11/05/2019 | 218

Chia sẻ tài liệu: bài ngoại khóa thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

CÚM GIA CẦM
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza (AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai.
Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm này nếu điều đó xảy ra.
Các đường lây nhiễm:
_ Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
_ Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
Triệu chứng ở người:
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và ;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.
Lây nhiễm từ người sang người:
Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virus H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người sau khi bảy người trong một gia đình lớn ở Indonesia đã bị nhiễm virus, 6 người trong số đó đã tử vong.
Tuy nhiên các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) -- tổ chức y tế của Liên Hiệp Quốc có tiếng nói uy tín nhất về dịch bệnh trong cộng đồng -- cho rằng tuy chưa thể loại bỏ khả năng virus đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang tìm thêm nguồn lây khác có thể. WHO cho rằng việc tìm kiếm ấy cho đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng virus đã lây lan trong cộng đồng và cũng chưa có bằng chứng về việc sự lây nhiễm từ người sang người đã trở nên mạnh mẽ hơn.
H5N1

H5N1 là phân nhóm virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ 1997, sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm.
Từ tháng 12 năm 2003 đến tháng 2 năm 2008 đã có 226 người tử vong do cúm gia cầm trong số 360 ca nhiễm H5N1 tại 14 nước, chủ yếu ở châu Á (theo Tổ chức Y tế Thế giới-WHO).
Đến tháng 3 năm 2008 Indonesia là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1, với 105 người chết trong 129 ca nhiễm. Ở Việt Nam có 51 ca tử vong trong 105 người nhiễm kể từ 2003 (theo WHO). Việt Nam tuyên bố có năm bệnh nhân nhiễm H5N1 từ đầu 2008, bốn trong số đó đã tử vong, so với tám người nhiễm trong năm 2007. Ca tử vong gần nhất là của một phụ nữ 23 tuổi ở Phú Thọ vào ngày 25 tháng 2, 2008.

H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.
Biện pháp phòng chống cúm gia cầm:
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng 2-3 lần/ngày. Vệ sinh ăn uống bằng cách không sử dụng các loại thịt từ gia cầm đã mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ, gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ... sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập. Tuy nhiên, khi không có điều kiện thì vẫn có thể thay thế bằng các trang bị đơn giản khác.
Thường xuyên vệ sinh môi trường: tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình. Sau khi ra khỏi khu vực đang xảy ra dịch, nhân viên y tế mới được cởi bỏ trang bị và quần áo bảo hộ.
Các Triệu chứng:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh do cúm A H5N1:
- Sốt trên 38oC, gai rét hoặc rét run. Đau đầu, đau cơ khớp toàn thân.
- Các triệu chứng hô hấp xuất hiện sớm và phát triển nhanh:
+ Ho khan, đau ngực.
+ Thở nhanh, khó thở ngày càng tăng.
- Có thể rối loạn ý thức, co giật.
- Có thể suy đa phủ tạng (gan, tim, thận...): huyết áp tụt, đái ít, tiêu chảy...
- Trước khi mắc bệnh khoảng 2 tuần có tiếp xúc với gia cầm (nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, ăn thịt gia cầm... hoặc sống trong vùng có dịch cúm gia cầm), tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm gia cầm hoặc bệnh nhân tử vong vì viêm phổi chưa rõ nguyên nhân.
Biện pháp:
Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm H5N1 cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút, sau đó giặt sạch và phơi khô.
Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống và luyện tập thể dục thể thao.
Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện của bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, ho...
Các thuốc kháng virus cúm hiện có là amantadin, rimantadin, Tamiflu và Relenza
Nguyên tắc điều trị:

Bệnh nhân nghi ngờ phải được cách ly.

Dùng thuốc kháng virut (oseltamivir) càng sớm càng tốt với ngay cả các trường hợp nghi ngờ viêm phổi do virut.

Hồi sức hô hấp là cơ bản.

- Điều trị suy đa phủ tạng (nếu có).
Điều trị nguyên nhân:

Dùng thuốc kháng virut oseltamivir (tamiflu) trong 7 ngày.

Cần theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều dùng thuốc cho phù hợp.
Dùng thuốc kháng sinh:

- Có thể dùng 1 kháng sinh phổ rộng hoặc phối hợp 2-3 kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn bệnh viện.

- Ở tuyến xã, huyện có thể dùng các loại kháng sinh cho viêm phổi cộng đồng như cephalosporin thế hệ 1-2; co-trimoxazol, azithromycin, doxycyclin, gentamycin...
Điều trị hỗ trợ :

- Dùng corticosteroid: khi bệnh nặng, đang trong giai đoạn tiến triển. Có thể dùng các loại thuốc sau: methyl prednisolon, hydrocortisone, depersolon, prednisolon. Các loại thuốc này dùng tiêm tĩnh mạch trong 7 ngày.

- Hạ sốt: chỉ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 39oC bằng paracetamol.

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chăm sóc.
Một số hình ảnh thu gom gia cầm:
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Minh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)