Bài mở đầu môn động vật rừng

Chia sẻ bởi Đinh Vịnh | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Bài mở đầu môn động vật rừng thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

ĐỘNG VẬT RỪNG
Số đơn vị học trình: 3
Số tiết: 45 (28 tiết lí thuyết, 15 tiết thực hành, 2 tiết kiểm tra)
ĐỘNG VẬT RỪNG
Bài mở đầu
Chương 1 : Amphibia.
Chương 2 : Reptilia.
Chương 3 : Aves.
Chương 4 : Mammalia
Chương 5 : Quản lí Động vật rừng
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT RỪNG
1. Khái niệm về động vật học
2. Khái niệm về động vật rừng
II. CÁC NHÓM CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
1. Các nhóm của ngành có dây sống
2. Các nhóm của ngành động vật có xương sống
3. Tiến hóa của động vật có xương sống
4. Phân loại động vật có xương sống
BÀI MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được: Khái niệm về động vật học
- Trình bày được: Khái niệm về động vật rừng
- Phân tích được: Các nhóm của ngành có dây sống
- Kể tên được: Các nhóm của ngành động vật có xương sống
- Phân tích được sự tiến hóa của động vật có xương sống
- Phân loại động vật có xương sống
MỤC TIÊU
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh phát hiện kiến thức
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp
3. Thái độ
- Yêu thích khoa học, vận dụng được lý thuyết vào giải thích các hiện tượng thực tế
- Động vật học có tên khoa học là Zoologos gồm 2 yếu tố:
Zoo : Động vật
Zoologos
Logos: Khoa học nghiên cứu
 Như vậy: Động vật học là khoa học nghiên cứu về các loài động vật. Hiện nay động vật học gồm 2 nhóm chính sau:
+ Động vật học đại cương
+ Động vật học chuyên ngành
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT HỌC
* Động vật học đại cương
- Bao gồm nhiều bộ môn nghiên cứu từng phần riêng biết của động vật như các bộ môn Hình thái học động vật, Phân loại học động vật, Di truyền học động vật, Sinh lí học động vật..., trong các bộ môn này lại phân ra thành các môn học nhỏ như: Hình thái học động vật chia ra làm cấu tạo hoặc (giải phẫu) và tế bào học
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT HỌC
* Động vật học chuyên ngành.
- Bao gồm những bộ môn nghiên cứu từng nhóm động vật như: Bò sát học, Lưỡng cư học, Thú học, Điểu học,…
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT HỌC
2. Khái niệm động vật rừng
- Động vật rừng là môn học thuộc động vật học chuyên ngành nghiên cứu các đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, giá trị và tình trạng của Động vật rừng nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững.

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT HỌC
- Hiện nay do khoa học phát triển nên chúng ta đã phát hiện ra khoảng 1,7 triệu loài sinh vật trên thế giới và riêng ở nước ta đã phát hiện ra khoảng 162 loài Lưỡng cư, 296 loài Bò sát, 831 loài chim, 307 loài thú, để nghiên cứu được tất cả các loài này là không thể vì vậy chúng ta chỉ nghiên cứu những loài có giá trị đặc biệt sau:
+ Những loài có giá trị làm thuốc
+ Những loài có giá trị làm cảnh
+ Loài cung cấp da lông.
+ Những loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT HỌC
(?) ĐVR nghiên cứu những loài động vật nào?
1. Đặc điểm về động vật có dây sống.
- Gồm nhiều loài động vật có kích thước và hình dạng rất khác nhau.
- Cơ thể có một dây sống chạy dọc lưng, nằm dưới ống thần kinh và trên ống tiêu hóa.
+ Với những loài động vật bậc thấp,…..( Cá lưỡng tiêm)
+ Đối với những loài động vật bậc cao,…
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
(?) Đặc điểm về động vật có dây sống?
- Hệ thần kinh là một ống chạy dọc sống lưng, phân trước phình to hình thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
- Phân đầu của ống thần kinh gọi là hầu trên hầu có thủng nhiều khe mang.
+ Đối với những loài ở nước thì,…
+ Đối với những loài ở cạn thì khe mang .
- Đuôi ở phía sau và luôn luôn nhô ra khỏi hậu môn
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
2. Đặc điểm của ngành động vật có xương sống
- Cơ thể chia làm 3 phần đầu mình và đuôi với những loài ở cạn thì có thêm phần cổ giúp đầu cử động linh hoạt.
- Cơ quan vận chuyển là các chi với những loài ở nước thì cơ quan vận chuyển là vây.
- Cơ thể đối xứng hai bên điều này thể hiện càng rõ với những loài bậc thấp còn đối với những loài bậc cao thì đối xứng thể hiện bên ngoài còn các cơ quan bên trong không đối xứng như ruột.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
(?) Đặc điểm của ngành động vật có xương sống?
- Da có cấu tạo làm hai lớp
+ Biểu bì.( tầng sừng và tầng màng)
+ Lớp bì dày hớn lớp bì trong có nhiều mao mạch máu để nuôi da.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
- Bộ xương chia làm 3 phần: Xương sọ, xương trục, xương chi
- Hệ hô hấp với những loài động vật sống trên môi trường nước thì hệ hô hấp là mang với những loài ở cạn thì cơ quan hô hấp là phổi với hệ thống phế nang rất phát triển.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
- Hệ cơ rât phát triển gắn với xương làm nhiệm vụ vân động.
- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng ống tiêu hóa và tuyên tiêu hóa
+ Ống tiêu hóa: Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, huyệt (hậu môn).
+ Tuyến tiêu hóa (tuyến gan và tuyến tụy)
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
- Hệ bài tiết là trung thận và hậu thận.
- Hệ thần kinh phát triển bao gồm 5 phần Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành tủy. Tử não bộ phát ra 10 đến 12 đôi dây thần kinh đi đến các cơ quan, có 5 giác quan phát triển giúp cho hệ thân kinh hoạt động
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
3. Tiến hóa của động vật có xương sống
- Động vật có xương sống nguyên thủy nhất là lớp cá không hàm di tích hóa thạch của chúng được tìm thấy ở kỉ Silua (480 triệu năm). ở kỉ Silua và kỉ Devon (350 triệu năm) dòng cá náy phát triển rất mạnh. Đến cuối kỉ Devon lớp cá không hàm bị tuyệt diệt chỉ còn lại lớp cá miệng tròn (Cyclostomata) tồn tại đên ngày nay.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
- Ở cuối kỉ Silua nhóm cá không hàm đã hình thành nên lớp cá có hàm cổ nhất đó là lớp cá máng treo lớp cá này, từ lớp cá này đến kỉ Devon lại hình thành nên lớp cá sụn (Chondrichthyes) và lớp cá xương (Osteichthyes) ngày nay.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
- Vào cuối kỉ Devon một nhóm cá vây tay thuộc lớp cá xương đã chuyển lên cạn để sống và hình thành nên lớp Lưỡng cư đây là lớp chuyển tiếp giữa động vật có sương sống ở cạn và ở nước. Đến kỉ thạch thán (300 triệu năm) thì từ lớp lưỡng cứng đã hình thành nên lớp bò sát và chuyển hẳn lên sống ở cạn (lớp bò sát là lớp động vật chình thức ở cạn đầu tiên) đến cuối kỉ Tam điệp (190 triện năm) thì từ lớp bò sát đã hình thành nên lóp chim và lớp thú
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
4. Phân loại động vật có xương sống
- Động vật có xương sống bao gồm 7 lớp thuộc hai tổng lớp.
+ Tổng lớp không hàm (Agnatha)
+ Lớp cá miệng tròn (Cyclostomata)
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
* Tổng lớp có hàm (Gnathostomata)
- Cá (Pisces)
* Lớp cá sụn (Chondrichthyes)
- Lớp cá xương (Osteichthyes)
- Động vật bốn chân (Tetrapoda)
- Lớp lưỡng cư (Amphibia)
- Lớp bò sát (Reptilia)
- Lớp chim (Aves)
- Lớp thú (Mammalia)
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG VẬT CXS
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG VẬT RỪNG
1. Khái niệm về động vật học
2. Khái niệm về động vật rừng
II. CÁC NHÓM CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
1. Các nhóm của ngành có dây sống
2. Các nhóm của ngành động vật có xương sống
3. Tiến hóa của động vật có xương sống
4. Phân loại động vật có xương sống
CỦNG CỐ
TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Vịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)