Bai mau

Chia sẻ bởi Nguyễn Quốc Phong | Ngày 18/03/2024 | 2

Chia sẻ tài liệu: bai mau thuộc Hóa học

Nội dung tài liệu:

LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DẠY HỌC
VỀ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP, UNESCO TRƯỚC ĐÂY NÊU RA 4 TRỤ CỘT sau đó lại điều chỉnh
- Học để biết  Học để học cách học (learing to learn)
- Học để làm
- Học để tự khảng định mình  Học để sáng tạo (learing to create )
- Học để chung sống với người khác
HỌC TRA CỨU VÀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão nên phải học lấy cách học sao cho khi cần kiến thức gì là có kiến thức đó dù nó chưa có trong bộ nhớ tự nhiên của người học (tra cứu) và nghiên cứu khoa học khi loài người chưa có kiến thức đó.
Trang Tử (TQ) nói “Đời ta có bờ bến, cái hiểu biết vô bờ bến” hay “ Đời người có hạn mà sự hiểu biết là vô hạn “

SÁNG TẠO HỌC (creatology )
Người ta đã khái quát từ thực tiễn sáng tạo trong hầu hết các lĩnh vực để rút ra những quy luật về sáng tạo lập nên một lĩnh vực khoa học gọi là sáng tạo học làm nền cho việc dạy sáng tạo và học sáng tạo.
Ở VN : - PGS.TS. Phan Dũng- ĐHKHTN-ĐHQG tp. HCM
- Kỹ sư Dương Xuân Bảo- Trung tâm hỗ trợ sáng tạo khoa học và công nghệ
(13 Hàng than- Hà Nội)
DẠY CÁCH HỌC VÀ CÁCH TƯ DUY
Khổng tử (551-479 trước công nguyên) nói
“ Vật có 4 góc, dạy cho biết 1góc mà không suy ra 3 góc kia thì không dạy nữa “
N.I. SUE ( nhà vật lí nổi tiếng ) nói “ Giáo dục- đó là cái được giữ lại khi mà tất cả những điều học thuộc đã quên đi “
Cố thủ tướng P.V. Đồng “Ở nhà trường điều chủ yếu không phải là rèn luyện trí nhớ mà rèn trí thông minh “
TƯ DUY LÀ GÌ ?
Theo M.N. Sađacop “ Tư duy là sự nhận thức khái quát gián tiếp các sự vật và hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và bản chất của chúng”
Theo lí thuyết thông tin : Tư duy là hoạt động trí tuệ nhằm thu thập thông tin và xử lí thông tin về thế giới quanh ta và thế giới trong ta. Chúng ta tư duy để hiểu tự nhiên, xã hội và chính mình (con người là một vũ trụ thu hẹp)
Xôcrat (Hy Lạp) “ Anh hãy tự hiểu được anh đi cái đã”
CÁC LOẠI TƯ DUY
Trên cơ sở kiến thức các môn học ở THPT chúng ta có thể rèn luyện cho HS tới 7 loại tư duy. Đó là :
Tư duy độc lập. 2) Tư duy logic. 3) Tư duy trừu tượng. 4) Tư duy hình tượng.
5) Tư duy biện chứng. 6) Tư duy phê phán.
7) Tư duy sáng tạo.
THÔNG MINH LÀ GÌ ?
Thông minh là nhanh nhạy nhận ra các mối quan hệ giữa các sự vật và biết tận dụng các mối quan hệ đó một cách có lợi nhất để đạt đến mục tiêu.
Ví dụ 1: Cho hh A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 mỗi oxit đều có 0,5 mol. a) Tính khối lượng của A.
b) Hoà tan A vào dd HCl thì cần bao nhiêu mol HCl ? C) Khủ hoàn toàn A bằng khí CO thì thu được bao nhiêu gam Fe ? D) Khí đi ra sau pư khử được hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 dư thì sẽ tạo ra bao nhiêu gam kết tủa?
Cách giải thông thường
mA= 72.0,5 + 232.0,5 +160.0,5 = 232g
FeO + 2HCl  FeCl2 + H2O
0,5  1mol
Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
0,5  4 mol
Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O
0,5  3mol
nHCl = 8 mol
Cách giải thông thường
FeO + CO  Fe + CO2
0,5 0,5 0,5 (mol)
Fe3O4 + 4CO  3Fe + 4CO2
0,5 2 1,5 2 (mol)
Fe2O3 + 3CO  2Fe + 3CO2
0,5 1,5 1 1,5 (mol).
mFe = 56.3 = 168g
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
4 mol 4 mol (400g)
Thông minh thì nhận ra : Có thể coi hh là 1 mol
Fe3O4
Nhận xét : Trong hh, nếu FeO và Fe2O3 có số mol bằng nhau thì có thể coi đó là Fe3O4
1- Cho 55,68g hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính khối lượng của Fe3O4 trong hh.
Đáp số : 55,68 :2 = 27,84g
2- Cho 46,4g hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính khối lượng của FeO và Fe2O3 trong hh.
Đáp số : 46,4 : 2 = 23,2g
Các bài tương tự
3- Cho hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính % khối lượng của Fe3O4 trong hh.
Đáp số : 50%
4- Cho hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính tổng % khối lượng của FeO và Fe2O3 trong hh.
Đáp số : 50%
Các bài tương tự
Cho hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau. Tính % khối lượng của FeO và Fe2O3 trong hh.
Giải : 72x + 160x + 232x = 464x
%FeO = (72x : 464x).100 =15,52%
%Fe2O3 = (160x : 464x ).100 = 34,48%
Các bài tương tự
Lấy một lượng hh gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau đem hoà tan vào dd HCl dư thấy tạo ra 6,78g muối trong dd. Xác định khối lượng hh đã dùng.
Giải :
Fe3O4 + 8HCl  FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
x (mol) x 2x
127x + 162,5.2x = 6,78 ; x = 6,78 : 452 = 0,015. mhh= 232.0,015 = 3,48g
Các bài tương tự
Hoà tan hh gồm FeO, Fe3O4. Fe2O3 có số mol bằng nhau vào dd HCl dư được dd A. Cho A td với NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong kk đến khối lượng không đổi được 36g chất rắn. Xác định khối lượng hh đã dùng.
Giải : nFe2O3= 36 : 160 = 0,225
2Fe3O4  3Fe2O3
0,15  0,225 . mhh= 232.0,15 = 34,8g
BÀI TẬP RÈN TRÍ THÔNG MINH
Ví dụ 2 : Tính khối lượng H2SO4 có trong dd cần lấy để tác dụng vừa đủ với 1,2534g Cu(OH)2
Giải : H2SO4 + Cu(OH)2  CuSO4 + H2O
Nhận xét : 2 chất đều có PTK bằng nhau và bằng 98, tác dụng với nhau theo tỷ lệ mol 1 :1 nên khối lượng hai chất tác dụng là như nhau.
CÁCH ĐO TRÍ THÔNG MINH
Đo trí thông minh tức là xác định chỉ số thông minh (IQ). Bài trắc nghiệm đo trí thông minh lần đầu tiên được soạn thảo bởi nhà tâm lí học người Pháp tên là Alfred Binet vào năm 1905. Chỉnh lí và công bố ở Mỹ năm 1911. Năm 1930 phương pháp này được áp dụng ở Pháp với tên gọi là Terman. Năm 1966 lại sửa đồi thành thước đo trí thông minh theo hệ mét gọi là NEMI (viết tắt của la nouvell echolle metrique d intelligence )
ĐO TRÍ THÔNG MINH (IQ)
Tạp chí Toán tuổi thơ số 59 năm 2008 (THCS)
SỐ NÀO ẤY NHỈ ?
Bạn hãy chọn một trong 4 số dưới đây để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
12 5 18 7 ?

A.9 B. 14 C. 24 D. 20
ĐO TRÍ THÔNG MINH (IQ)
Ví dụ : Cho 10 lít hh gồm 2 khí là N2O và CO2 đi qua dd Ca(OH)2 dư thấy có 7,5 lít khí đi ra. Các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất. Tính phần trăm khối lượng của mỗi khí.
Giải : Đối với chất khi, ở cùng đk nhiệt độ và áp suất thì :
%V = %n. Nếu PTK bằng nhau ( M=44) nữa thì :
%V = %n = %m. Vậy %m của CO2 và N2O lần lượt là 25% và 75%.
BÀI TẬP RÈN TRÍ THÔNH MINH
Ví dụ : Cho mg hh gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S td vừa đủ với dd HNO3 sau khi pư xảy ra hoàn toàn chỉ thu được các muối sunfat và khí NO. Viết PTHH của các pư và tính m
BÀI TẬP RÈN TRÍ THÔNG MINH
6FeS2 + 30HNO3  3Fe2(SO4)3 + 3H2SO4 +30NO + 12H2O (1)
Với pư Cu2S + HNO3 thì không đủ S để tạo CuSO4, do đó phải lấy H2SO4 ở (1)
3Cu2S + 10HNO3 +3H2SO4  6CuSO4 +
10NO + 8H2O (2). Cộng (1) với (2) :
6FeS2 +3CU2S +40 HNO3  3 Fe2(SO4)2 +
0,12  0,06 mol
6CuSO4 + 40NO + 20H2O (3)
m = 120. 0,12 + 160. 0,06 = 24 gam
Thi đại học năm 2007. Mã đề thi 182
Hoà tan hoàn toàn hh gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3(vừađủ)thu được dd X ( chỉ chứa 2 muối sunfat ) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là
A.0,04 B. 0,075 C. 0,12 D. 0,06
Cách tư duy 1 : Trong FeS2 có 0,12 mol Fe và 0,24 mol S. Trong sắt (III) sunfat 0,12 mol Fe kết hợp với 0,18 mol SO42- , còn
dư 0,24 – 0,18 = 0,06 mol SO42-
Có a mol Cu2S để tạo ra CuSO4 còn thiếu
a mol S. Vậy a = 0,06
Cách tư duy 2 :
Cách giải dựa vào bản chất của các quá trình hóa học :
FeS2  Fe3+ + 2SO42-
0,12 (mol)  0,12  0,24
Để tạo muối Fe2(SO4)3 : 0,12 mol Fe3+ cần
( 0,12 .3 ) : 2 = 0,18 mol SO42-
Số mol SO42- còn thừa để tạo muối CuSO4 là : 0,24 – 0,18 = 0,06 mol.
Với 0,06 mol SO42- vừa đủ để cho 0,06 mol Cu2S chuyển hoàn toàn thành CuSO4.
Thi đại học năm 2007- Mã đề thi 258 Câu 12
Nung mg bột sắt trong oxi, thu được 3g hh chất rắn X. Cho X td hết với dd HNO3 loãng, dư thu được 0,56 lit NO (đktc). Giá trị của m là
A. 2,52 B. 2,22 C. 2,62 D. 2,32
Giải : Giả sử X gồm Fe và Fe2O3 với số mol lần lượt là x và y. Ta có :
56x + 160y = 3, với x = 0,56 : 22,4 = 0,25. giải ra y = 0,01
nFe = x + 2y = 0,45. m = 0,45. 56 = 2,52g
Thi đại học năm 2007- Mã đề 182
Câu 45 ( không phân ban )
Hoà tan hoàn toàn 2,81g hh gồm Fe2O3,MgO, ZnO trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau pư, khối lượng muối sunfat khan thu được khi cô cạn dd có khối lượng là
A. 6,81g B. 4,81g C. 3,81g D. 5,81g
Số nSO42- = nO trong oxit= 0,5. 0,1= 0,05.
mO= 16. 0,05= 0,8g.
msunfat = (2,81-0,8)+ 96. 0,05= 6,81g
DẠY CÁCH HỌC VÀ HỌC CÁCH HỌC
Dạy cách học và học cách học về cơ bản là dạy cách tư duy và học cách tư duy.
Ở nhà trường hiện nay việc rèn luyện tư duy còn rất mờ nhạt so với việc truyền thụ kiến thức.
Rèn luyện tư duy không đem lại kết quả có thể đếm được như là học kiến thức.
Tư duy hình thành theo kiểu các hạt cát tích luỹ lâu ngày thành bãi phù xa.
HỌC ĐỂ HỌC CÁCH HỌC
VÀ HỌC ĐỂ SÁNG TẠO
Kant, nhà triết học Đức nói “ Cách học tốt nhất để hiểu là làm”
Mạnh tử ( 372- 287 trước công nguyên ) “ Người học phải tự suy nghĩ chứ không cứ nhắm mắt theo sách”
 Tri thức chỉ là tri thức khi nó có sự nỗ lực suy nghĩ của mình chứ không phải chỉ có trí nhớ.
CÁCH HỌC QUA CÁC THỜI ĐẠI
+ Thời đại tiền công nghiệp : Cách học nặng về ghi nhớ, thuộc lòng, giáo điều, tái hiện.
+ Thời đại công nghiệp : Cách học nặng về thực hành, ứng dụng theo khuôn mẫu, học thụ động.
+ Thời đại hậu công nghiệm (thế kỷ 21): Cách học nặng về nghiên cứu, ứng dụng triển khai sáng tạo( vượt khuôn mẫu) học cách học , cách tư duy.
DẠY CÁCH TƯ DUY LÀ DẠY CÁI GÌ ?
Dạy các thao tác tư duy :
+ Dạy quan sát và so sánh
+ Dạy phân tích và tổng hợp
+ Dạy quy nạp và suy diễn
+ Dạy suy luận theo tương tự
+ Dạy phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
+ Dạy óc thông minh
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP
Người xưa quan niệm thích học là đã gần có trí, cố sức mà làm là đã gần có nhân, biết thẹn là đã gần có dũng.
Tư Mã Quang (TQ) “ Học mà chưa thấy vui thì chưa gọi là học”.
Khổng Tử (TQ) “ Sự học là do nhu cầu của trò định đoạt. Sự dạy là làm sáng cái đức sáng của người ta chứ không chỉ đem cái biết của mình trao cho người ta”.
HỌC NHƯ THẾ NÀO ?
Nguyễn Cảnh Toàn : Học 6 mọi. Đó là :
Mọi lúc 2) Mọi nơi 3) Mọi người
4) Mọi hoàn cảnh 5) Mọi cách 6) Qua mọi nội dung
Hạ Tử (TQ) : “ Mỗi ngày biết thêm điều mình chưa biết, mỗi tháng chẳng quên điều mình đã biết, như vậy mới đúng là người ham học.”
CÁCH DẠY HỌC
+Thày không giỏi chỉ biết truyền thụ chân lí, thày giỏi biết cách dạy người ta tự tìm ra chân lí.
+ Gibbon : “ Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn do chính mình tạo lấy”.
+ Thày giỏi biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
BÀI TẬP HOÁ HỌC
Bài tập cung cấp cho HS kiến thức, cả con đường giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ( tìm ra đáp số).
Bài tập theo quan tiếp cận hệ thống: Bài tập và người học có mối liên hệ mật thiết tạo thành một hệ thống toàn vẹn, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau.
Bài tập theo quan điểm
tiếp cận hệ thống
+ Bài tập là một hệ thông tin chính xác bao gồm 2 tập hợp gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại với nhau, đó là những điều kiện và những yêu cầu.
+ Người giải (hệ giải) bao gồm 2 thành tố là cách giải và phương tiện giải ( các cách biến đổi, thao tác trí tuệ).
Cách biên soạn câu nhiễu của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Thể tích dd HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hết một hh gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết pư tạo chất khí duy nhất là NO)
A.1,2 lit B. 1,0 lit C. 0,6 lit D. 0,8 lit
Xây dựng các phương án nhiễu :
1- HS có thể cho rằng Fe và Cu đều thể hiện hoá trị II khi td với HNO3 loãng.
3M + 8HNO3  3M(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,3(0,3.8):3 = 0,8. V = 0,8 lit
2- HS có tư duy khá hơn
Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0,15 0,15.4 = 0,6

3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)3 + 2NO + 4H2O
0,15(0,15.8):3 = 0,4.

VHNO3= 1,0 lit
3- HS có tư duy đúng
Fe + 4HNO3  Fe(NO3)3 + NO +2H2O
0,15  0,6  0,15
Cu + 2Fe(NO3)3 Cu(NO3)2+ 2Fe(NO3)2
0,075  0,15
3Cu + 8HNO3  3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,075 (0,075.8):3 = 0,2
VHNO3= 0,6 + 0,2 = 0,8 lit
Giải bài tập theo các mức độ tư duy
Hoà tan hoàn toàn 11,3g hh Mg và Zn vào dd HCl dư có 6,72 lit H2 (đktc) bay ra. Nếu hoà tan hoàn toàn lượng hh trên vào dd HNO3 loãng, dư thì thể tích khí NO duy nhất thu được là bao nhiêu ?
Mức 1- Mg + 2HCl  MgCl2 +H2
Zn + 2HCl  ZnCl2 +H2
Gọi x và y lần lượt là số mol các kim loại :
24x + 65y = 11,3 ; x+y = 0,3 x = 0,2 ; y = 0,1
3Mg +8 HNO3 3Mg(NO3)2 +2NO + 4H2O
0,2 0,4/3
3Zn + 8HNO3  3 Zn(NO3)2 +2NO + 4H2O
0,1 0,2/3
VNO= ( 0,4/3 + 0,2/3). 22,4 = 4,48lit
Giải bài tập theo các mức độ tư duy
Mức 2- Kí hiệu A thay cho cả 2 kim loại
A + 2HCl  ACl2 + H2
0,3 mol  0,3 mol

3A + 8HNO3  3A(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,3  0,2 mol

VNO = 22,4. 0,2 = 4,48 lit
Giải bài tập theo các mức độ tư duy
Mức 3 – Theo sự bảo toàn electron
2H+ +2e  H2
0,6  0,3 mol
N+5 + 3e  N+2
0,6  0,6 : 3 = 0,2 mol
VNO = 22,4. 0,2 = 4,48 lit
Nếu thay Mg và Zn bằng Mg và Fe thì có thể giải bài toán theo cách tương tự như trên được không ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quốc Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)