BAI LY LUAN CHINH TRI DANH CHO DOAN VIEN

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuân | Ngày 11/05/2019 | 87

Chia sẻ tài liệu: BAI LY LUAN CHINH TRI DANH CHO DOAN VIEN thuộc Giáo dục đặc biệt

Nội dung tài liệu:



















CHÀO MỪNG CÁC ĐỒNG CHÍ
THAM DỰ LỚP TRIỂN KHAI 6 BÀI LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 5 năm 2011
NỘI DUNG BÀI HỌC
CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU:
- Khái niệm Chủ nghĩa Mác-Lênin?
- Chủ nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ những bộ phận nào? Nội dung cơ bản của những bộ phận đó là gì?
- Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện ở những nội dung nào?
- Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những vấn đề nào?
BÀI 1:
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG CỦA ĐẢNG VÀ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM.



Khái niệm Chủ nghĩa Mác-Lênin?


a. C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết
cách mạng, khoa học và nhân đạo.
C.Mác và Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết cách mạng, khoa học và nhân đạo để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Trong học thuyết của mình, hai ông đã chứng minh sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự quá độ sang một xã hội mới không còn chế độ người bóc lột người. Đó là chủ nghĩa xã hội, giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản
b. Lênin đã bảo vệ, vận dụng sáng tạo và
phát triển toàn diện lý luận của Mác-Ăngghen
trong điều kiện mới.
.
Đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đã xuất hiện những đặc điểm mới: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc
Trong hoàn cảnh đó, Lênin (1870–1924) đã vận dụng sáng tạo và phát triển toàn diện học thuyết của Mác-Ăngghen để giải quyết những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản. Lênin đã ra sức bảo vệ lý luận Mác, phê phán không khoan nhượng với mọi loại kẻ thù tư tưởng: Xét lại, cơ hội … Đồng thời, ông chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân thế giới, dựa trên những kết quả mới của khoa học, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận của Mác-Ăngghen với tinh thần biện chứng duy vật.

Trên cơ sở phân tích sâu sắc về bản chất của chủ nghĩa đế quốc và thực tiễn phong trào của giai cấp công nhân Nga, Lênin đã lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, mở ra thời đại mới: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Những cống hiến vĩ đại của Lênin cả về lý luận và thực tiễn đã góp phần làm cho hệ thống lý luận của Mác, Ăngghen ngày càng hoàn chỉnh. Để ghi nhận công lao và những đóng góp to lớn của Lênin, những người cộng sản và giai cấp công nhân quốc tế trân trọng gọi học thuyết đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
c. Chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Có thể nói một cách ngắn gọn: Chủ nghĩa Mác-Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nó cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới; nó chỉ ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết về sự giải phóng và phát triển. Nó không những nêu ra mục tiêu, đối tượng, những quy luật của sự giải phóng và phát triển, mà còn chỉ ra những lực lượng cách mạng có khả năng thực hiện được sự giải phóng và phát triển. Đó là giai cấp công nhân.

















Chủ nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ những bộ phận nào? Nội dung cơ bản của những bộ phận đó là gì?


Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết hoàn chỉnh, một hệ thống lý luận và phương pháp luận chặt chẽ được cấu thành từ ba bộ phận:
Triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Nghiên cứu phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, vạch trần bản chất bóc lột giá trị thặng dư (m) của
giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và người lao động dưới
chủ nghĩa tư bản.
Triết học Mác-Lênin (bao gồm cả chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là khoa học chung nhất về tự nhiên,
xã hội và tư duy. Nó đem lại cho con người thế giới quan khoa học
và phương pháp luận đúng đắn để nhận thức và cải tạo thế giới.
Chủ nghĩa xã hội khoa học: Nghiên cứu những quy luật chuyển biến
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng
xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Việc xã hội hoá lao động trong chủ nghĩa
tư bản đã tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp có sứ mệnh lịch sử thực hiện sự chuyển biến cách mạng đó là giai cấp công nhân, Lênin chỉ rõ: "Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản, là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa". Bởi vì: "Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp".












Câu hỏi 3: Bản chất cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện ở
những nội dung nào?



Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống các quan điểm lý luận và phương pháp khoa học được kết tinh và là đỉnh cao thành tựu trí tuệ của loài người, của tinh hoa văn hoá mà nhân loại đã sáng tạo ra.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết duy nhất từ trước tới nay đặt ra mục tiêu, chỉ rõ con đường giải phóng triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới thoát khỏi tình trạng bị nô dịch và bóc lột, thoát khỏi đói nghèo và tha hoá về nhiều mặt.
Chỉ ra lực lượng cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng và phát triển xã hội là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đem lại cho họ niềm tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình.
Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin còn thể hiện ở chỗ: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà nó đòi hỏi luôn được bổ sung, tự đổi mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại.
Toàn bộ học thuyết Mác-Lênin có giá trị bền vững sống mãi trong sự nghiệp đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới và là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam.



Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?


Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện 4 nội dung chủ yếu cần nắm vững:

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.


- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
là sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam và tinh hoa văn hoá nhân loại.


- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua, tiếp tục soi sáng con đường cách mạng Việt Nam trong thời gian tới.
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển của
tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nguồn gốc:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ những nguồn gốc chủ yếu sau:
a. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
c. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
d. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng (từ năm 1890 - 1911).

- Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm (1911 - 1920).

- Giai đoạn hình thành cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam (1921 – 1930).

- Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định của cách mạng Việt Nam (1930 - 1941).

- Giai đoạn phát triển và hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh (1941 - 1969).
Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh gồm những vấn đề nào?

Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.

Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân.

Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
6. Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

7. Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

8. Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

9. Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề rất cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã và đang soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuân
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)